Trở thành nhà quản lý khách sạn chuyên nghiệp

09:13 |
Học sinh của HTMi được thực hành ở tất cả các bộ phận trong khách sạn: quản lý lễ tân, marketing, kế toán, quản lý nhà hàng và nghệ thuật ẩm thực, tin học, thuyết trình, quản lý nguồn nhân lực...

Khi đến với Học viện quản lý khách sạn du lịch HTMi - Thụy Sĩ, bạn sẽ được làm việc trong môi trường sang trọng, có cơ hội trở thành quản lý tại khách sạng, resort nổi tiếng trên thế giới. Với thông điệp đơn giản nhưng đầy ý nghĩa "Khi đến là sinh viên, khi đi là nhà quản lý", HTMi là cái nôi đào tạo của nhiều nhà quản lý trẻ thành danh tại các khách sạn, resort 4 - 5 sao nổi tiếng.

Những bạn quan tâm có thể tham dự hội thảo diễn ra vào 9h - 12h, thứ bảy, ngày 27/9, tại khách sạn Michelia Nha Trang, số 4 Pasteur, phường Xương Huân, TP Nha Trang; vào 9h - 12h, chủ nhật, ngày 28/9, tại khách sạn Pullman Saigon, số 148 Trần Hưng Đạo, quận 1, TP HCM. 
Đăng ký tại đây hoặc qua số hotline: 090 639 4097 (gặp cô Ngọc) hoặc 093 773 9893 (gặp cô Tâm); đăng ký theo email ngoc.nguyen@quocanh.edu.vn.



Các học sinh học tập tại HTMi được thực hành ở tất cả các bộ phận trong khách sạn.


Học viện Quản trị du lịch khách sạn HTMi (Hotel and Tourism Management Institute) được nhiều sinh viên trên thế giới lựa chọn bởi chất lượng giảng dạy chất lượng đạt chuẩn quốc tế. Đây được ví như "cái nôi" đào tạo bạn trở thành một người quản lý chuyên nghiệp và cung cấp nguồn nhân lực cho các tập đoàn, hệ thống khách sạn tiêu chuẩn năm sao trên thế giới như: Hilton worldwide, InterContinental Hotels & Resorts, Hyatt, Marriott Hotels & Resorts, Amari Hotels & Resorts, Accord Sofitel... HTMi nằm ở Soerenberg thuộc vùng Kanton Luzern, có khu trượt tuyết đẹp ở Thụy Sĩ được UNESCO công nhận.

Học viện HTMi là một trong hai trường tại Thụy Sĩ cấp bằng Bachelor of Science - bằng cử nhân đại học mang tính thực tiễn cao. Đây là học viện đầu tiên tại Thụy Sĩ phát hành báo điện tử chuyên ngành quản trị du lịch khách sạn trên iTunes U; là học viện dẫn đầu về sự kiện văn hóa giáo dục. Trường cho phép học sinh tham dự giải bóng đá FIFA tại Nam Phi năm 2010.



HTMi đảm bảo tìm kiếm việc làm cho các bạn học sinh và tất cả các em đều tìm được công việc như mong muốn.
Các học sinh học tập tại HTMi được thực hành ở tất cả các bộ phận trong khách sạn: quản lý lễ tân, marketing, kế toán, quản lý nhà hàng và nghệ thuật ẩm thực, tin học, thuyết trình, quản lý nguồn nhân lực... Mỗi nhóm thực hành chỉ có 4-5 bạn học sinh, đảm bảo tất cả học sinh đều được hướng dẫn tận tình và chỉ bảo cặn kẽ các kỹ năng.

Khác với các ngành học khác, ngành du lịch - khách sạn tại Thuỵ Sĩ bắt buộc học sinh cần phải thực tập và có giấy chứng nhận thực tập thì mới được nhận bằng. Chương trình học bao gồm: 5 tháng học lý thuyết và 6 tháng thực tập hưởng lương. Vì vậy, sau khi tốt nghiệp chương trình cử nhân, các bạn học sinh có ít nhất 1-2 năm kinh nghiệm trong ngành du lịch - khách sạn.

Ngoài ra, lương thực tập của sinh viên khá cao, lên đến 2.200 CHF - 2.400 CHF mỗi tháng. Sau mỗi kỳ thực tập, các bạn học sinh có thể tiết kiệm khoảng 10.000 CHF để đóng tiền học phí cho các kỳ tiếp theo. HTMi đảm bảo tìm kiếm việc làm cho các bạn học sinh và tất cả các em đều tìm được công việc như mong muốn. Bên cạnh đó, HTMi còn có thể gửi các bạn đi các nước khác thực tập như: Australia, Mỹ, Anh, Dubai, Singapore... Nhà trường sẽ xây dựng một con đường sự nghiệp cho từng học sinh tùy thuộc vào khả năng, tính cách và niềm đam mê của từng học sinh.


Sứ mệnh của HTMi là giúp các học viên "Khi đến là sinh viên, khi đi là nhà quản lý" từ quản lý cấp trung đến cấp cao.

Trường dành nhiều học bổng lên đến 48 triệu đồng cho sinh viên. Sinh viên được tặng ngay iPad khi nhập học; thủ tục vào trường đơn giản, không cần chứng minh tài chính. Chi phí tại trường thấp, sinh viên tiết kiệm được thời gian học. Bằng cấp của trường uy tín và được công nhận trên toàn thế giới. Ngoài ra, Công ty tư vấn du học Quốc Anh IEC - đại diện tuyển sinh của trường tại Việt Nam miễn phí tư vấn, dịch thuật và chuẩn bị hồ sơ; hỗ trợ học sinh xuyên suốt quá trình du học.
Read more…

Hưởng học phí ưu đãi khi học tại bang Texas

09:07 |
Học ba năm và tốt nghiệp trung học tại Texas, học sinh quốc tế sẽ được hưởng mức học phí bậc đại học, cao đẳng của công dân bang này, khoảng 4.000 - 12.000 USD một năm.

Môi trường trung học nội trú từ lâu đã nổi tiếng là nơi nuôi dưỡng và phát triển nhân tài. Phần lớn những học sinh trường nội trú đều trúng tuyển vào các đại học danh tiếng của Mỹ như: MIT, Harvard, Yale, Columbia... Vì vậy, nhiều gia đình trí thức và có điều kiện về kinh tế tại Mỹ sẵn sàng đầu tư cho con học tập tại môi trường này. Và bang Texas không chỉ nổi tiếng với các trường hàng đầu của Mỹ như: Đại học Texas A&M, Đại học Texas - Austin, Đại học Houston... mà còn thu hút học sinh quốc tế bằng các chính sách khuyến học với nhiều ưu đãi. Cụ thể, học ba năm và tốt nghiệp trung học tại Texas, học sinh quốc tế sẽ được hưởng mức học phí bậc đại học, cao đẳng của công dân bang này, khoảng 4.000 - 12.000 USD một năm.




The Village School giảng dạy chương trình trung học phổ thông, các khóa học danh dự (Honor), các khóa học nâng cao (AP), khóa học tú tài quốc tế (IB) và bằng tú tài quốc tế (IB Diploma).

The Village School là trường trung học nội trú danh tiếng tại Houston, thành phố lớn nhất của bang Texas, trong một khuôn viên hiện đại, rộng hơn 112.000 m2. Trường giảng dạy chương trình trung học phổ thông, các khóa học danh dự (Honor), các khóa học nâng cao (AP), khóa học tú tài quốc tế (IB) và bằng tú tài quốc tế (IB Diploma). Học sinh của trường được đào tạo kiến thức, trang bị những phương tiện cần thiết để đạt được kết quả học tập xuất sắc và khởi đầu cuộc sống tự lập bằng những khóa huấn luyện kỹ năng sống, khả năng lãnh đạo, hoạt động thiện nguyện, dự án phục vụ cộng đồng, chuyến thăm thực tế các trường đại học...

Là thành viên của Tổ chức giáo dục Meritas, học sinh trường The Village có cơ hội tham gia vào các chương trình trao đổi sinh viên quốc tế, sử dụng phần mềm giao lưu trực tuyến với học sinh ở Thụy Sĩ, Mexico... Trường có các khóa hỗ trợ tiếng Anh, SAT, ACT toàn diện cho học sinh quốc tế. Tất cả học sinh đều được quy định học hai giờ mỗi tối trong ký túc xá, những học sinh có lực học trung bình sẽ được học thêm 4 buổi mỗi tuần với hướng dẫn của các thầy cô.

Kênh thông tin trực tuyến Skyward giúp nhà trường, phụ huynh, học sinh luôn giữ liên lạc và hỗ trợ lẫn nhau hiệu quả. Tất cả học sinh tốt nghiệp từ trường The Village đều trúng tuyển đại học và nhiều em có học bổng dựa trên thành tích học tập xuất sắc và tham gia các hoạt động cộng đồng tích cực. Thầy Sherwood Wan - đại diện của trường The Village sẽ có buổi giới thiệu thông tin và phỏng vấn học bổng vào lúc 9h, thứ bảy, ngày 27/9, tại Worldlink Education, 12A Phan Kế Bính, quận 1, TP HCM. Bạn có thể đăng ký tham gia hoặc liên hệ qua số điện thoại: (08) 3 910 2072 để biết thêm chi tiết.
Read more…

Du học tại hai thành phố ấm áp nhất Canada

08:49 |
Đến với hội thảo, ngoài việc gặp gỡ trực tiếp với đại diện các trường để tìm hiểu về hai thành phố Victoria và Nanaimo xinh đẹp, các bạn còn được tư vấn lựa chọn chương trình học phù hợp nhất và tìm hiểu cơ hội học bổng lên đến 10.000 CAD.

Canada có môi trường an toàn, chất lượng giáo dục hàng đầu thế giới, học phí từ 12.000 - 20.000 CAD/năm. Sinh viên có thể đi làm thêm 20 giờ/tuần. Nếu theo học một khóa chính thức từ 2 năm trở lên tại 1 trường cao đẳng, đại học ở Canada, du học sinh sẽ được cấp giấy phép đi làm 3 năm ngay sau khi tốt nghiệp.
Trong những năm gần đây, du học Canada trở thành một trong những lựa chọn đối với du học sinh quốc tế và Việt Nam. Tuy nhiên, bên cạnh những điều kiện tốt về chất lượng giáo dục, cơ sở vật chất, cơ hội việc làm, xã hội đa sắc tộc và văn hóa thì khí hậu khắc nghiệt của mùa đông Canada đôi khi là trở ngại lớn nhất đối với du học sinh. Đó là lý do văn phòng Tư vấn du học AIT giới thiệu hệ thống giáo dục của hai thành phố Victoria và Nanaimo, được mệnh danh là "viên ngọc quý" của Canada - chỉ với 7 đến 8 ngày có tuyết trong một năm, đủ để du học sinh có trải nghiệm về một mùa Noel trắng mà vẫn tận hưởng được ánh nắng ấm áp trong suốt hành trình học tập của mình.


Du học Canada trở thành một trong những lựa chọn đối với du học sinh quốc tế và Việt Nam.

"Ngày hội du học Victoria, thành phố ấm áp nhất Canada" sẽ được tổ chức vào 9h - 12h, thứ bảy, ngày 27/9, tại khách sạn Grand, số 8 Đồng Khởi, quận 1, TP HCM; và vào 9h - 12h, chủ nhật, ngày 28/9, tại khách sạn Hilton, số 1 Lê Thánh Tông, Hoàn Kiếm, Hà Nội. Vào cửa tự do, đăng ký thông tin học sinh tại đây. Đến với hội thảo, ngoài việc gặp gỡ trực tiếp với đại diện các trường để tìm hiểu về hai thành phố Victoria và Nanaimo xinh đẹp, các bạn còn được tư vấn lựa chọn chương trình học phù hợp nhất và tìm hiểu cơ hội học bổng lên đến 10.000 CAD. Đặc biệt, các bạn còn được các nhân viên tư vấn giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực làm hồ sơ thị thực Canada giải đáp các thắc mắc liên quan đến thủ tục xin thị thực và xin giấy phép học tập tương đối khó và phức tạp đối với học sinh, sinh viên Việt Nam muốn sang Canada học.

Chương trình có sự tham gia của đại diện các trường công lập uy tín đến từ thành phố Victoria và Nanaimo: Hệ thống các trường trung học công lập Greater Victoria (VIHSP), Hệ thống các trường trung học công lập Nanaimo và Ladysmith, Camosun College, Đại học Victoria (UVic), Trung tâm Anh ngữ của Đại học Victoria (ELC) và Đại học Royal Roads. Trong đó Đại học Victoria được xếp hạng nằm trong top 1% các trường hàng đầu thế giới và là trường đại học tốt nhất Canada về mọi mặt, xếp hạng thứ nhất tại Canada và thứ 11 trên toàn thế giới trong danh sách các trường đại học ít hơn 50 năm tuổi (theo Times Higher Education).



"Ngày hội du học Victoria, thành phố ấm áp nhất Canada" là cơ hội để các bạn tìm hiểu thông tin về trường cũng như cơ hội học bổng.


Thành phố Victoria là thủ phủ của tỉnh bang British Columbia, Canada. Victoria nằm trên mũi phía nam của đảo Vancouver, gần với thành phố Vancouver của Canada và thành phố Seatle của Mỹ. Victoria là thành phố lớn thứ hai tại phía bờ tây của Canada, được xếp hạng nhất trong 10 thành phố đẹp trên thế giới với đặc điểm nổi bật là sạch sẽ, yên tĩnh, thân thiện và an toàn. Thời tiết của Victoria khô ráo và có hơn 2.000 giờ nắng trong năm. Vào mùa đông, Victoria rất ít khi có tuyết, hàng năm chỉ có tổng từ 7 đến 8 ngày tuyết rải rác từ giữa tháng 10 đến tháng 3. Victoria có khoảng 78.000 dân, đa phần là các gia đình công chức làm việc cho các cơ quan chính phủ.

Thành phố Nanaimo nằm cách Victoria 110 km về phía Tây Bắc và cách thành phố Vancouver 55km về phía Tây. Nanaimo trở thành trung tâm của nhiều tuyến đường huyết mạch giao thương trong tiểu bang. Sự yên tĩnh của thành phố Nanaimo đem lại vẻ thanh bình và cuộc sống êm đềm cho người dân nơi đây. Tuy vậy, đây cũng là nơi có sự phát triển nhanh nhất tại tiểu bang British Columbia về mặt dân số. Người dân thành phố Nanaimo nổi tiếng với các hoạt động tình nguyện giúp đỡ mọi người ở những nơi khác trên thế giới và thân thiện với nhau. Đây cũng là thành phố với số lượng lớn các công ty luật đăng ký tại tiểu bang British Columbia. Nanaimo cũng có cộng đồng các doanh nghiệp làm việc về vấn đề nhập cư và visa lớn nhất tiểu bang. Mặc dù là một thành phố trẻ với quy mô nhỏ nhưng chính quyền thành phố rất quan tâm đến sự phát triển văn hóa và giáo dục cho giới trẻ.



Đến với hội thảo, ngoài việc gặp gỡ trực tiếp với đại diện các trường để tìm hiểu về hai thành phố Victoria và Nanaimo xinh đẹp, các bạn còn được tư vấn lựa chọn chương trình học phù hợp nhất và tìm hiểu cơ hội học bổng lên đến 10.000 CAD.


Phụ huynh và các em học sinh, sinh viên tham gia hội thảo sẽ nhận được ưu đãi đặc biệt từ văn phòng Tư vấn du học AIT gồm: lệ phí xin visa du học Canada trị giá 220 CAD, lệ phí nhập học vào các trường, bốc thăm trúng thưởng iPad mini và nhiều phần quà giá trị khác. AIT chuyên tư vấn, hỗ trợ các bạn học sinh đi học trung học, đại học và sau đại học tại Canada như: Victoria, Vancouver, Calgari, Toronto, Ottawa, Montreal… Tỷ lệ đỗ visa Canada của AIT đạt trên 95%.
Read more…

Hiệu trưởng đại học trẻ nhất Việt Nam

08:39 |
Tiến sĩ Đàm Quang Minh, 35 tuổi, vừa được bổ nhiệm làm Hiệu trưởng ĐH FPT.

UBND TP Hà Nội vừa ra quyết định công nhận tiến sĩ Đàm Quang Minh giữ chức vụ Hiệu trưởng ĐH FPT theo đề nghị của Hội đồng quản trị FPT và ĐH FPT. Nguyên hiệu trưởng, tiến sĩ Lê Trường Tùng, tiếp tục giữ chức vụ Chủ tịch Hội đồng Quản trị nhà trường.

Chia sẻ với VnExpress, ông Tùng cho biết, Chính phủ đang soạn thảo, chuẩn bị ban hành điều lệ trường đại học mới, trong đó quy định chức danh hiệu trưởng và Chủ tịch hội đồng quản trị phải là hai người khác nhau. Hơn nữa, việc trẻ hóa cán bộ rất nên làm để phát triển mạnh mẽ hoạt động giáo dục trong các nhà trường.

TS Đàm Quang Minh.
Tân hiệu trưởng ĐH FPT Đàm Quang Minh, sinh năm 1979, là hiệu trưởng đại học trẻ nhất Việt Nam hiện nay.
Tiến sĩ Minh đã có hơn 13 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực giáo dục đại học, cao đẳng và hợp tác quốc tế.
Tiến sĩ Đàm Quang Minh từng là Giám đốc FPT Polytechnic Việt Nam, Viện phó Viện đào tạo quốc tế FPT, Phó chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành Tổ chức Giáo dục Hoa Kỳ (IAE), Giám đốc Văn phòng đại diện công ty Moskito-GIS, CHLB Đức, giảng viên tại ĐH Quốc gia Hà Nội.

Anh Minh nhận bằng tiến sĩ về Khoa học Trái đất của ĐH Tổng hợp Greifswald (CHLB Đức) năm 2007. Trước đó, anh là học sinh khối chuyên Toán - Tin, ĐH Tổng hợp và sau đó tốt nghiệp đại học chuyên ngành Địa chất Khóa 1 chương trình đào tạo Cử nhân Khoa học Tài năng, ĐH Khoa học Tự nhiên (ĐH Quốc gia Hà Nội) năm 2001.

Hoàng Thùy
Read more…

Thủ Tục Xin Visa Vĩnh Trú Tại Nhật

09:34 |
1. Đối tượng: Người nước ngoài đang ở Nhật muốn chuyển visa sang dạng vĩnh trú, hoặc người nước ngoài sinh ra tại Nhật muốn xin visa vĩnh trú (từ nay viết tắt là đương sự.)

2. Điều kiện:
(2-1) Có hành vi tốt.

(2-2) Có điều kiện kinh tế hoặc có tay nghề/kĩ năng tự đảm bảo cuộc sống.

(2-3) Việc đương sự vĩnh trú ở Nhật mang lại lợi ích cho nước Nhật.

Chú ý: Trường hợp đương sự là vợ/chồng/con của người Nhật hoặc của người đã có visa vĩnh trú thì không cần các điều kiện 2-1 và 2-2.

(2-4) Điều kiện đã sống bao lâu tại Nhật áp dụng riêng cho từng trường hợp.
du hoc nhat, du hoc nhat ban, du học nhật, du học nhật bản, du hoc Nhật Bản giá rẻ, du học Nhật Bản tự túc
Về cơ bản, đương sự phải sống liên tục ở Nhật trên 10 năm trong đó có trên 5 năm sống với tư cách visa làm việc ví dụ Chuyên gia về nhân loại học hoặc dịch vụ quốc tế (Specialist in Humanities/International Services), Kỹ sư (Engineer). Thêm nữa visa hiện tại của đương sự phải có thời hạn dài nhất trong các mức cho phép. Ví dụ nếu là kỹ sư thì visa này phải có giá trị là 3 năm.

Nếu đương sự là vợ/chồng của người Nhật hoặc là vợ/chồng của người đã có visa vĩnh trú thì cần điều kiện là đã sống liên tục ở Nhật trên 3 năm tính từ ngày kết hôn.

Nếu đương sự là con (con đẻ, con nuôi) của người Nhật hoặc là con của người đã có visa vĩnh trú thì cần điều kiện là đã sống liên tục ở Nhật trên 1 năm.

Nếu đương sự có tư cách người tị nạn thì cần điều kiện là sống liên tục ở Nhật trên 5 năm tính từ ngày nhận tư cách tị nạn.

Nếu đương sự có cống hiến đặc biệt cho nước Nhật trong các lĩnh vực như ngoại giao, kinh tế, xã hội, văn hóa v.v. thì cần điều kiện là sống liên tục ở Nhật trên 5 năm. 

3. Kì hạn nộp giấy tờ:

- Người muốn chuyển đổi sang visa vĩnh trú: Trước khi visa hiện tại hết hạn. (Chú ý: nếu trong quá trình làm thủ tục xin visa vĩnh trú mà visa hiện tại hết hạn thì trước ngày visa hết hạn phải làm thủ tục xin visa dạng cư trú đặc biệt.)

- Người muốn xin mới visa vĩnh trú: Làm thủ tục trong vòng 30 ngày sau khi sinh hoặc 30 ngày sau khi phát sinh lý do cần xin vĩnh trú.

4. Cách nộp giấy tờ: Viết đơn theo mẫu có sẵn, chuẩn bị các giấy tờ bổ sung và nộp tất cả cho cục quản lý xuất nhập cảnh (CQLXNC) gần nhất.

5. Thời gian kể từ khi CQLXNC thụ lý hồ sơ cho tới khi có kết quả: 6 tháng đến 1 năm, tùy từng CQLXNC cũng như tùy từng trường hợp.

6. Người làm thủ tục: Một trong những người sau có thể tiến hành làm thủ tục.

- Bản thân đương sự.

- Những người/đơn vị có giấy phép của cục trưởng CQLXNC cho phép làm các nghiệp vụ liên quan đến đại lý xin visa vĩnh trú. 
- Luật sư hoặc công chứng viên có đăng ký hành nghề với CQLXNC.

- Người đại diện pháp lý của đương sự.

- Gia đình hoặc người cùng chung sống với đương sự trong trường hợp đặc biệt, khi đương sự mắc bệnh v.v.
du hoc nhat, du hoc nhat ban, du học nhật, du học nhật bản, du hoc Nhật Bản giá rẻ, du học Nhật Bản tự túc
CHÚ Ý: Trong bất kỳ trường hợp nào ở trên thì đương sự cũng phải đảm bảo 1 điều kiện là đang sinh sống tại Nhật.

7. Lệ phí:
- Nếu được cấp visa vĩnh trú thì phải nộp lệ phí 8,000 yên.
- Nếu bị từ chối cấp visa thì không phải nộp lệ phí.

8. Các giấy tờ cần thiết: tùy thuộc đương sự hiện đang sống tại Nhật với visa dạng nào.

8.1 Nếu đương sự hiện đang có visa Vợ/chồng/con của người Nhật) hoặc Vợ/chồng/con của người có visa vĩnh trú)

8.2 Nếu đương sự hiện có visa (Long Term Resident, visa định trú). Chú ý visa định trú (Long Term Resident) khác với visa vĩnh trú (Permanent Resident).

8.3 Nếu đương sự hiện có visa liên quan tới công việc, ví dụ (Specialist in Humanities/International Services), (Engineer), lao động có tay nghề (Skilled Labor) hoặc visa theo gia đình (Dependent).

9. Mẫu đơn:
- Đơn xin visa vĩnh trú: 
- Giấy chứng minh bảo lãnh: bản tiếng Anh hoặc tiếng Nhật
Read more…

Cách chọn trường khi đi du học Nhật Bản

09:27 |

“Học ở đâu cũng được, cứ vào đã”, việc chọn trường không cần tìm hiểu kỹ về  trường đó sẽ gây lãng phí công sức, thời gian  và tiền của. Có nhiều trường hợp “vào học rồi mới nhận thấy trường không tốt, những gì mình muốn học thì không được học.  Giá như mình tìm hiểu kĩ hơn về các trường thì đâu đến nỗi này!!… Có hối hận cũng đã muộn vì vậy các bạn hãy thận trọng khi chọn trường.

        Làm thế nào để chọn được trường học phù hợp với mình?

 

“Học ở đâu cũng được, cứ vào đã”, việc chọn trường không cần tìm hiểu kỹ về  trường đó sẽ gây lãng phí công sức, thời gian  và tiền của. Có nhiều trường hợp “vào học rồi mới nhận thấy trường không tốt, những gì mình muốn học thì không được học.  Giá như mình tìm hiểu kĩ hơn về các trường thì đâu đến nỗi này!!… Có hối hận cũng đã muộn vì vậy các bạn hãy thận trọng khi chọn trường.

Q

  Các trường đào tạo ngôn ngữ tại Nhật Bản có bảng xếp hạng hay không?

            
A
Không có bảng xếp hạng cho các trường đào tạo tiếng Nhật tại Nhật Bản. Các sinh viên quốc tế cho rằng mức độ nổi tiếng của các trường đào tạo tiếng Nhật là số lượng sinh viên sau khi tốt nghiệp được nhận vào các trường Đại học là bao nhiêu %. Tuy nhiên theo chúng tôi thì đó không phải là biểu thị chất lượng và đẳng cấp của các trường. Một số nhà xuất bản, báo chí công bố những tiêu chí riêng, tuy nhiên có sự thay đổi trong cách đặt tiêu chí.  Vì vậy, bạn nên chọn trường nào phù hợp với nguyện vọng của mình nhất và theo chuẩn mực riêng của mình.
Q

  Tại sao du học sinh lại tập trung đông tại các vùng quanh các thành phố lớn như Osaka và Tokyo?


A
Vì quanh các thành phố lớn phương tiện giao thông và mua sắm rất tiện lợi, có nhiều trò giải trí, việc làm thêm nhiều, người quen đông.. v.v… Theo như lời kể của du học sinh đã từng được Công ty tư vấn du học Quốc tế Hồng Nhung hướng dẫn du học Nhật Bản thì ở các tỉnh xa cũng có những ưu điểm riêng như: Giá sinh hoạt và giá thuê nhà rẻ hơn các thành phố lớn, lớp học ít sinh viên, có nhiều chương trình đặc sắc, có thể gần gũi sinh hoạt với người dân địa phương, thiên nhiên phong phú, không khí và nước sinh hoạt rất sạch sẽ, có thể nắm bắt được cuộc sống sinh hoạt truyền thống ...v.v… Vì vậy các bạn nên cân nhắc không chỉ chọn các trường quanh các thành phố lớn như Osaka và Tokyo mà bạn nên mở rộng ra các địa phương khác trên đất nước Nhật.

Những điều lưu ý khi chọn học trường tiếng Nhật.

Bạn hãy chọn theo các thứ tự ưu tiên! Theo bạn trường nào là số một?
1
Nội dung khóa học
Khóa học bình thường? Khóa học để học Đại học? Khóa học để học Cao học? Khóa học để học các trường dạy nghề? Khóa học tiếng Nhật thương mại? Khóa học ngắn hạn?
2
Sắp xếp trình độ
Các trường có phân chia lớp theo trình độ năng lực tiếng Nhật của học sinh hay không?
3
Chương trình học cơ bản
Có giờ học về các chương trình cơ bản (tiếng Anh, toán, vật lý, hóa học, xã hội v.v…) dành cho những người muốn học tiếp lên hay không?
4
Số tiết học
Khóa học nửa ngày hay cả ngày sẽ tốt cho bạn?
5
Môi trường học
Giao thông có thuận tiện không?
6
Ký túc xá, trang thiết bị nơi ở
Có kí túc xá riêng cho nam và nữ hay không? Có giới thiệu nhà ở cho sinh viên hay không?
7
Việc học tiếp,  giúp dỡ sinh hoạt
Có trao đổi về cuộc sống và việc học tiếp lên hay không?
8
Hướng đi của học sinh sau khi tốt nghiệp
Hướng đi tương lai của các sinh viên khóa trước thế nào? Các sinh viên có đỗ vào các trường mà họ mong muốn không?
9
Tiêu chuẩn giáo dục
Điểm thi của kỳ thi năng lực tiếng Nhật và kỳ thi du học Nhật bản của các sinh viên khóa trước là bao nhiêu?
10
Số lượng giáo viên
Tỷ lệ giáo viên với học sinh ra sao? Tỷ lệ giữa giáo viên chính thức và giáo viên không chính thức là bao nhiêu?
11
Học phí
Số giờ học, số lượng giáo viên, thiết bị v.v… có phù hợp với giá tiền không?
12
Tuyển chọn vào học
Xét hồ sơ hay phỏng vấn trực tiếp người bảo lãnh? Có tổ chức xét tuyển tại Việt Nam hay không?
13
Tư cách lưu trú
Tư cách cư trú là “Du học” hay “Đi học”?
14
Tỉ lệ sinh viên của các nước đi du học Nhật Bản
Sinh viên thuộc các nước có sử dung chữ Hán nhiều hay ít? Đối với sinh viên du học thuộc các nước không sử dụng chữ hán có được quan tâm không?
Read more…

Nhật ký của mẹ tiếp sức cho con gái vào đại học

10:13 |
Bố bỏ đi tìm hạnh phúc riêng, mẹ mất vì bệnh ung thư. Nhiều năm qua, Nguyễn Thị Thúy (18 tuổi, quê Phú Thọ) sống một mình, mong muốn được đi học, đi làm, dành tiền cất mộ cho mẹ.

Lần đầu tiên Nguyễn Thị Thúy, tân sinh viên ĐH Hùng Vương xuống Hà Nội là để nhận học bổng tiếp sức đến trường dành cho học sinh nghèo hoàn cảnh khó khăn. Người đưa em đi là ông Ngô Quang Chính, bố của người bạn học thân thiết với em. Cha Thúy bỏ đi tìm hạnh phúc riêng từ nhiều năm trước, bỏ lại người vợ bị bệnh ung thư và Thúy khi ấy chưa tròn 3 tuổi. "Bao năm trôi qua, chưa bao giờ cha gọi điện hỏi thăm hay gặp lại. Giờ nếu ông đứng trước mặt, em cũng không thể nhận ra", Thúy rụt rè nói.


Nguyễn Thị Thúy (áo trắng) luôn có bạn thân Ngô Hà Linh ở bên trong ngày nhận học bổng "Tiếp sức đến trường". Ảnh: Hoàng Phương.


Khi còn sống, mẹ Thúy luôn lo lắng rằng mình qua đời sẽ không có ai chăm sóc con nên chắt chiu tiền làm thuê và vay mượn, cất một ngôi nhà nhỏ. Năm Thúy học lớp 8, mẹ em qua đời sau bao năm chống chọi với bệnh ung thư, để lại con gái bơ vơ, sống lặng lẽ trong căn nhà nhỏ ở khu 3, xã Phú Nham (Phù Ninh, Phú Thọ).

Chứng kiến Thúy một mình vật lộn với khó khăn, nhiều người khuyên em nên nghỉ học, đi làm kiếm tiền, bởi trước tiên phải no bụng rồi mới có thể tính tiếp đến việc học hành. Đôi vai gầy gò của đứa trẻ 14 tuổi khi ấy phải gồng gánh nhiều nỗi đau buồn trong cuộc sống, nhiều khi Thúy nghĩ quẩn hay là mình cũng đi theo mẹ.

Một lần dọn đồ, Thúy phát hiện ra cuốn nhật ký của mẹ đã sờn gáy, nét mực hơi nhòe viết từ khi con gái mới 3 tuổi. Những trang nhật ký chất chứa đầy lo lắng, trăn trở: "Mẹ biết khi mẹ qua đời, con là đứa trẻ bất hạnh nhất vì không có nỗi đau và sự mất mát nào lớn hơn mất mẹ khi con còn ở tuổi ấu thơ... Con ơi, nghĩ đến mẹ lại đứt từng khúc ruột, cả đời mẹ chỉ có mình con lại không thể sống nuôi con nên người...".

Qua những dòng chữ gửi lại, mẹ Thúy động viên con gái cố gắng học vì đó là con đường duy nhất để tương lai tươi sáng hơn. Dặn dò con gái phải sống cho sạch, rách cho thơm, biết thương yêu, bà tin dù "không ở bên cạnh con, nhưng mẹ mãi sống trong lòng con, đang từng ngày từng giờ nhắc nhở con, dạy dỗ con khôn lớn trưởng thành, có ích cho đời, có ích cho xã hội".
Những dòng nhật ký mẹ Thúy viết cho em khi biết mình bị bệnh nặng. Ảnh: NVCC.

Biết được tâm nguyện của mẹ, Thúy gạt đi những ý nghĩ dại dột trong đầu, tiếp tục sống. Từ khi mẹ mất đến lúc học cấp 3, em sống bằng tiền tuất 300.000 đồng mỗi tháng của mẹ, sau tăng lên 565.000 đồng năm Thúy 18 tuổi và cắt hoàn toàn khi em đủ 18 tuổi.

Trên chặng đường đời đầy gian khó, ngoài tình thương yêu của mẹ, Thúy may mắn gặp được nhiều người giúp đỡ. Gần gũi nhất có người bạn thân Ngô Hà Linh và gia đình của em. Hà Linh học cùng lớp và biết rõ "có những lúc trong nhà không còn hạt gạo, Thúy phải ăn mì tôm cả tuần trời". Nghĩ bản thân có cuộc sống đủ đầy, bố mẹ, anh chị luôn ở bên chia sẻ trong khi Thúy chỉ có một mình, Hà Linh muốn giúp nhưng lại sợ Thúy tủi thân mà không nhận.

Hà Linh mang chuyện của Thúy kể với gia đình. Bố mẹ em bèn bàn với hội cha mẹ trong lớp tìm cách giúp đỡ. Mẹ của một người bạn cùng lớp tìm cho em công việc nấu ăn ở trường mầm non. Thu nhập hằng tháng không nhiều nhưng cũng đủ để Thúy vượt qua những ngày gian khó, tìm cách ôn thi đại học. Tài sản giá trị đầu tiên Thúy sắm được sau nhiều ngày đi làm là chiếc xe đạp điện cũ giá 3,5 triệu đồng. Khi Thúy mua xe, em dành dụm được 1,5 triệu đồng. Số còn lại người thân cho mượn.

Những ngày cận kề thi đại học, Thúy thường về nhà Linh ăn cơm rồi cùng nhau ôn bài. "Bà ngoại Linh thương em như cháu gái. Trong những bữa cơm ngồi cùng mâm với cả nhà Linh, em cảm nhận được hơi ấm gia đình mà nhiều năm qua em luôn khao khát", Thúy tâm sự.
Ông Ngô Quang Chính, bố của Hà Linh tâm sự rằng ông rất tự hào về các cô con gái luôn biết vượt qua gian khó và biết chia sẻ với những người kém may mắn hơn. Ảnh:Hoàng Phương.


Đến lúc thi đại học, cô gái 18 tuổi cũng phải đắn đo, suy nghĩ nhiều. Thúy muốn xuống Hà Nội học nhưng nghĩ đến tiền trọ, tiền ăn ở quá đắt đỏ, một thân một mình sẽ không kham nổi. Em chọn thi ĐH Hùng Vương, khoa Sư phạm Địa. "Học ngành này không phải đóng học phí, 4 năm học em sẽ xoay sở được. Em chỉ muốn hoàn thành ước mơ của riêng mình và cả tâm nguyện của mẹ", Thúy nói.

Ngày đi nhập học, ông Chính và Hà Linh đưa em đến trường bởi Thúy giờ đây giống như chị em sinh đôi với Linh, trở thành đứa con gái nữa của vợ chồng ông. "Thúy mạnh mẽ, kiên cường và rất có chính kiến. Sự giúp đỡ của những người xung quanh chỉ là động lực, còn lại là bản thân Thúy tự vượt qua", ông Chính chia sẻ.

Khi Hà Linh thi đậu Học viện Báo chí Tuyên truyền, đi học dưới Hà Nội, Thúy thường xuyên về nhà người bạn thân ăn cơm, chơi với bà ngoại và em gái bạn. Thời gian còn lại, cô vẫn sống một mình trong căn nhà nhỏ để lo hương khói cho mẹ. "Mẹ mất lâu rồi mà em chưa thể báo hiếu, ngay cả cất cho mẹ một ngôi mộ mới cũng chưa làm được", Thúy tâm sự điều canh cánh trong lòng.

Hoàng Phương
Read more…

Quỹ học bổng cho sinh Viên Nhật Bản

01:44 |
Có tin tốt và tin xấu với việc học tiếng Nhật. Tin xấu là có ba bảng chữ cái, hai với khoảng 50 ký tự, và một phần ba, Kanji, với 2-3,000. Các tin tốt là bảng chữ cái đầu tiên bạn tìm hiểu, Hiragana, có âm thanh được lặp đi lặp lại cho phần còn lại của bảng chữ cái. Vì vậy, một khi bạn đã làm chủ được Hiragana, bạn sẽ có thể phát âm tất cả âm thanh của Nhật Bản trong tương lai. Không chỉ phát âm, nhưng Hiragana cũng là một bảng chữ cái mà bất kỳ một từ tiếng Nhật có thể được viết bằng. Vì vậy, để tóm tắt, một khi bạn đã học được Hiragana, bạn có thể nói, viết, đọc và Nhật Bản!
Vâng, không chính xác, để thêm một sự từ bỏ tất cả tạp chí Nhật Bản, chương trình truyền hình, biển báo giao thông, vv được viết bằng cả ba chữ: Hiragana, Katakana, và chữ Hán. Để trở thành một người học thông thạo tiếng Nhật sẽ phải học tất cả ba trong số các bảng chữ cái, theo thứ tự: Hiragana, Katakana, và sau đó Kanji. (Hoặc, Kanji nhân vật có thể được học cùng với Katakana, nhưng Hiragana phải được chủ đầu tiên) Tuy nhiên, khi một ai đó học tiếng Nhật đã học Hiragana, họ có thể viết những câu đầy đủ và thậm chí cả đoạn văn vào một loa Nhật Bản và họ sẽ hoàn toàn hiểu được. Họ cũng có thể đọc bài viết hay bất cứ định kỳ của Nhật Bản, nhưng nó sẽ phải được dịch tất cả các thành Hiragana. Ví dụ, một số trẻ em cuốn sách đầu của K-1 st học sinh lớp được viết tất cả trong Hiragana.
Hiragana đi kèm trong bó 5 ký tự. Mỗi nhân vật trong tiếng Nhật có một nguyên âm âm thanh gắn liền với nó, bạn sẽ nhận ra bằng cách nhìn vào những âm thanh mẫu dưới đây. Nó thực sự làm cho nhạc rap thực sự tuyệt vời: nó có thể là một trong những ngôn ngữ đơn giản nhất để gieo vần trong Những âm thanh cũng lặp lại, khi bạn tìm hiểu một cách hoàn hảo như thế nào bó đầu tiên trong 5 nhân vật âm thanh, sau đó 9 chùm còn lại của 5 nhân vật chỉ là biến thể tắt. những âm thanh ban đầu.
Trong bài viết hôm nay, chúng tôi sẽ tập trung vào 5 ký tự đầu tiên, một lần nữa như đã đề cập trước đó cách phát âm của những nhân vật này là quan trọng: một khi đã học tất cả các âm thanh sau khi nó sẽ chỉ là một biến thể của những âm thanh này (lưu ý: có một vài trường hợp ngoại lệ). Năm nhân vật đầu tiên với phát âm thêm là dưới đây:
aiueo
Các vần mô tả những gì mọi sinh viên tốt nghiệp không có việc làm đi qua. Họ có thể muốn sống xa nhà, nhưng họ không thể đủ khả năng thực phẩm! Katrina nhu cầu thực phẩm Ghét Trang chủ (điều này là tất nhiên không phải là một vần điệu chính thức và nếu bạn nghĩ về một cái gì đó hấp dẫn xin vui lòng cho tôi biết!) Các nguyên âm trong mỗi từ phản ánh từng âm thanh của loạt đầu tiên của 5 ký tự. Katrina thực sự có ba nguyên âm, nhưng lần đầu tiên và cuối cùng là "một" âm thanh cho nhân vật Nhật Bản: あ.
Quan trọng không kém cùng với cách phát âm là thứ tự đột quỵ cho mỗi ký tự Hiragana. Khi viết mỗi nhân vật, điều quan trọng là không có bút chì của bạn ra giấy cho đến khi mỗi đột quỵ được hoàn tất. Với các ký tự đầu tiên あ, cho vòng tròn chắc chắn để bắt đầu và sau đó đường cong xung quanh với bút chì của bạn, mà không dừng lại và lấy nó ra giấy. い và う là tự giải thích. Đối với え, các chỉ dẫn trên đột quỵ thứ hai như sau: trái sang phải, góc từ góc trên bên trái, sau đó tìm lại một chút và đường cong đuôi. Đối với お và đột quỵ thứ hai, nó đi trên xuống dưới, sau đó đường cong xung quanh cho các liên lạc cuối cùng.
Bây giờ bạn đã hy vọng học được bắt đầu 5 bó Hiragana. Bài viết này sẽ tiếp tục giải thích chi tiết 9 chùm sau Hiragana, nhưng điều quan trọng để làm chủ cả các khái niệm và đọc, viết, và cách phát âm của 5 bó đầu tiên trước khi di chuyển về phía trước. Lúc bạn trở lại, học hỏi Hiragana là bước đầu tiên để học ngôn ngữ tuyệt vời và hấp dẫn này của Nhật Bản.
Read more…