Du học Nhật bản cần chọn trường

02:10 |
Nhật bản, là 1 trong những quốc gia có nền giáo dục tốt nhất hiện nay, để tiếp cận được nền giáo dục này không khó. Bạn chỉ phải tốn chi phí đóng học cho năm học đầu tiên khi sang Nhật vào khoảng 160 - 200 triệu là bạn hoàn toàn có tấm vé du học như bao du học sinh khác. Sau đây chúng tôi giải thích cho các bạn xem, chi phí du học Nhật bản với chi phí học tại Việt Nam có gì khác không nhé!
Với chi phí từ 160 - 200 triệu bạn học 4 năm đại học tại Việt Nam, nhưng với chi phí này bạn đi du học Nhật bản chi cần đóng học cho năm đầu. Khi sang Nhật học, nhà trường sẽ giới thiệu việc làm ngay cho bạn, thu nhập làm thêm của bạn đảm bảo được chi phí học tập và sinh hoạt cho suốt quá trình bạn học những năm tiếp theo mà không phải phụ thuộc với gia đình. Ngoài ra sau khi du học sinh hoàn thành xong chương trình học được hoàn toàn ở lại làm việc tại các công ty, xí nghiệp Nhật bản, hưởng lương và chính sách như người bản xứ, thời gian ở lại làm ở Nhật cũng không giới hạn. Trường hợp du học sinh về nước làm việc, bằng cấp cũng được đánh giá cao.
du hoc nhat ban
                             Du học sinh tham gia chọn trường tại buổi triễn lãm

Du học là việc lựa chọn của nhiều phụ Huynh và học sinh Việt Nam, nhưng để được lựa hướng đi đúng cho chuyến đi du học hoàn hảo mà gửi gấm vào một tương lai kỳ vọng. Hầu hết rất nhiều người đã thành công từ việc du học ở nước sở tại, người vào làm công ty, xí nghiệp, tập đoàn lớn hay mở công ty riêng nhưng bên cạnh đó cũng có phần tiêu cực đó là chọn sai hướng đi từ đầu.

Việc du học, chọn trường hay chọn ngành học hết sức quan trọng cho kỳ vọng sau này. Nhiều bạn đã định hướng được rằng mình phải học gì và làm gì, nhưng cũng không ít người cứ chọn học đã sau này rồi tính tiếp, việc này ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến tương lai của các bạn. Qua đó chúng tôi khuyên các bạn một điều, dù các bạn đã định hướng được hay chưa định hướng được việc học hay việc làm của mình, tôi khuyên bạn nên hỏi ý khiến của người khác xem liệu mình chọn như vậy đã đúng chưa và lấy ý kiến của nhiều người sẽ tốt hơn. Việc du học cũng vậy các bạn sang một đất nước hoàn toàn xa lạ, chưa biết đời sống, học tập của nước đó như thế nào và hoàn toàn chưa biết gì ở đó, hãy liên hệ những nơi am hiểu và uy tín để tư vấn cho bạn nhằm hiểu rõ trước khi đặt chân đến đó. Qua đây, chúng tôi xin giới thiệu đến các bạn có nguyện vọng học tập và làm việc tại Nhật bản, để các bạn có cách nhìn đúng nghĩa hơn về chương trình du học Nhật.
                             Giáo viên tiếng Nhật đang giảng bài cho du học sinh

Việc dạy tiếng Nhật trong các trường chuyên dạy tiếng Nhật, hoặc khoa tiếng Nhật của một số trường Đại học được thực hiện bằng nhiều hình thức, cho các đối tượng và mục đích khác nhau.

Người nước ngoài muốn nhập cảnh để học tiếng Nhật, thì phải xin visa theo tư cách “du học” và học tại những trường do bộ Tư Pháp quy định. Nhằm nâng cao chất lượng đầu ra của du học sinh và tạo môi trường cho học sinh an toàn học tập, Công ty du học Nhật bản Hiền Quang đã chọn các trường có đủ điều kiện, chất lượng giảng dạy cao, mục tiêu đào tạo rõ ràng, uy tín nhất để hợp tác, những trường này đều có cơ sở vật chất tương đương các trường đào tạo chuyên nghành, đáp ứng nhu cầu cho người nước ngoài.

Cũng như thi đại học ở Việt Nam, trước khi đăng ký dự thi đại học thì các bạn học sinh cần phải chọn trường để dự tuyển. Đi du học Nhật bản cũng vậy, điểm xuất phát đầu tiên trong hành trình đi chọn trường của bạn là tìm hiểu xem trường nào phù hợp nhất với bạn, ngành học nào có thể đáp ứng được nguyện vọng của bạn. Bạn hãy bắt đầu từ việc tìm hiểu thông tin tại website: http://duhoc.kyodai.vn/ và cẩm nang của trường bên Nhật.

Điều quan trọng mà các bạn phải quan tâm đến đó là học phí, các bạn cần tìmdu hoc nhat hiểu xem mức thu học phí năm đầu của trường, và khi nhập học phải đóng trước bao nhiêu. Đồng thời cần biết về khoản học phí cần đóng cho các năm kế tiếp và những khoản phí không có ghi trong hướng dẫn nhập học, nhưng vẫn phải nộp thì thuộc những khoản nào và mức đóng là bao nhiêu. Ngoài ra trong quá trình chọn trường các bạn cũng không nên quá chú trọng đến mức học phí cao hay thấp, mà vấn đề ở đây là bạn có thể nhận được sự đào tạo tương xứng với mức học phí mà bạn bỏ ra hay không.

Tiếp theo, là tìm hiểu tình hình việc làm thêm trong quá trình học, sau khi ra trường và mức độ thành đạt của các sinh viên khóa trước ra sao? Việc làm của sinh viên sau khi ra trường là thước đo đánh giá nội dung đào tạo của nhà trường được xã hội tiếp nhận ở mức độ nào. Một điểm quan trọng nữa là không chỉ có tỷ lệ tốt nghiệp mà là số sinh viên được làm việc đúng với chuyên ngành được đào tạo là bao nhiêu? Vì vậy nếu muốn tìm được việc làm tốt trước hết bạn nên tìm hiểu kỹ chuyên ngành mình học có được đánh giá cao hay không, và mình có đủ tư cách lưu trú hay không? Ngoài ra các bạn có thể tham khảo tình trạng thực tế việc làm của các lưu học sinh khoá trước, rồi xem xét với chuyên ngành đó ở trường đó thì mình có thể làm được những công việc gì.
Tất cả thông tin về chọn trường, các bạn hãy trực tiếp đến tại Công ty tư vấn du học Hiền Quang để được tư vấn và tìm ra hướng đi đúng đắn cho tương lai của bạn.
Read more…

Cảnh tượng phát tờ rơi tại Nhật

01:57 |
Khi sống ở Nhật, mỗi ngày mình được biết thêm một điều thú vị về đất nước này từ những hành động nhỏ trong cuộc sống hằng ngày của người Nhật cũng khiến mình càng cảm thấy yêu thích nơi đây.

Hằng ngày trên đường đi học, mình thường bắt gặp hình ảnh những người phát tờ rơi tại các nhà ga. Một điều khiến mình cảm thấy ngạc nhiên nhất chính là cách họ niềm nở với mọi người và ngược lại là phản ứng của người nhận khi nhận được những mẩu giấy, tờ rơi như vậy. Tất cả đều diễn ra trong một không khí rất thân thiện, nhẹ nhàng, trái ngược hoàn toàn với Việt Nam.

Một không khí phát tờ rơi rất thân thiện, nhẹ nhàng

Đầu tiên mình sẽ nói về Nhật trước nhé. Mình để ý những người đi làm công việc phát tờ rơi này không phân biệt độ tuổi, mình thường thấy là những người trên độ tuổi trung niên họ làm những việc này như một công việc bán thời gian. Hằng ngày, dù là nắng hay mưa họ cũng đều đứng trước ga, niềm nở, cúi chào phát từng tờ giấy một. Mỗi lần có người nào mà cầm thì họ nghiêng người cảm ơn rối rít và cúi chào rất chân thành.

Tôi nghe nói mỗi một người nhận tờ rơi thì họ mới được chiết khấu % lương. Thế nên khi có ai lấy thì họ rất cảm ơn người đó. Bên cạnh đó, tôi để ý họ chào mời liên hồi, cảm tưởng như họ nói mãi mà không mỏi miệng vậy, khuôn mặt họ lúc nào cũng cười tươi, thái độ rất thân thiện. Mỗi lần thấy họ tới phát cho mình cái gì thì dù cái đó không cần thiết mình cũng cầm lấy để xem, chỉ nhìn khuôn mặt họ đang chăm chỉ làm việc như thế thì mình cũng không nỡ từ chối.

Mình để ý tờ rơi họ phát rất đặc biệt, chẳng hạn như nếu là tờ giấy nhỏ quảng cáo thì họ sẽ tặng kèm với một túi khăn giấy nhỏ. Mình thấy làm như thế người nhận sẽ chú ý hơn với mẫu tờ rơi ấy và khăn giấy giống như một lời cảm ơn vậy. Rất hay đúng không nào. Một điều đặc biệt là khi người nhận nhận được tờ rơi thì dù có cần thiết hay không thì họ vẫn cất vào túi chứ không đọc xong rồi vứt.

Nếu so sánh với Việt Nam mình thì như thế nào nhỉ. Khi sang bên này rồi mình thường hay so sánh sự khác nhau giữa hai đất nước và mình cảm thấy Việt Nam mình cần phải học hỏi về người Nhật rất nhiều. Lúc ở Việt Nam, mình rất khó chịu mỗi khi dừng đèn giao thông là có người tới dúi cho mình một đống tờ rơi, mình lịch sự cầm lấy rồi kẹp vào xe, một số người khác thì cầm rồi đọc, nếu không thấy hay ho gì vứt luôn tại chỗ. Đèn xanh bật, dòng xe chạy ngang qua là như một bãi chiến trường toàn giấy, thử hỏi khi những tờ giấy ấy ai là người phải dọn? Phát tờ rơi như thế không chỉ gây khó chịu cho người nhận mà còn làm mất mĩ quan đường phố nữa.

Văn hóa phát tờ rơi ở Nhật
Phát tờ rơi hay xả rác?
Hơn nữa người phát tờ rơi thường chẳng bao giờ cười nói niềm nở, cứ kiểu nhét được càng nhiều càng tốt vậy đó, nhanh nhanh còn xong việc. Chính vì thế mà khi nhận được những tờ rơi như thế này, mình cũng chẳng thèm đọc hoặc chỉ lướt sơ qua.

Trên đây chỉ là một ví dụ nhỏ mà mình muốn chia sẻ để mọi người hiểu biết thêm về văn hóa người Nhật. Mình sẽ cố gắng chia sẻ những điều thường nhặt trong cuộc sống hằng ngày, về cách ứng xử, cách làm việc của người Nhật như thế nào để mỗi bản thân chúng ta nhìn vào đó mà học hỏi thêm nhiều điều.

Nguồn: Phan Hằng - Học viên KYODAI tại Nhật
Read more…

Visa khi đi du học Nhật Bản

01:21 |
Nhật bản là quốc gia có nền kinh tế phát triển hàng đầu thế giới, với vị trí thứ 2 sau Mỹ nhiều năm qua. Việc giao lưu hợp tác cũng như hòa hợp với cộng đồng quốc tế luôn rộng mở chào đón, bên cạnh đó cũng có nhiều hạn chế để tránh tình trạng khủng bố hay gây ảnh hưởng đến hình ảnh cũng như đời sống người dân nơi đây. Vì vậy việc cấp phép cho người dân của các quốc gia khác vào Nhật bản được xét duyệt thật kỹ. 

-    Đối với những nước có nền kinh tế phát triển như Mỹ, Pháp, Nga, Trung Quốc, … khi nhập cảnh vào Nhật bản chỉ cần qua kiểm tra của bộ phận nhập cảnh ở sân bay mà không phải xét duyệt hồ sơ hay nộp đơn tại lãnh sự xin thị thực.

-    Đối với những nước có nền kinh tế kém phát triển như Lào, Thái Lan, Việt Nam … chúng ta khi nhập cảnh vào Nhật bản phải nộp hồ sơ xét duyệt ở Cục Nhập Cư tại Nhật hay Lãnh Sự Quán tại Việt Nam, thời gian được cấp Visa có thể kéo dài đến vài tháng. Như vậy người xin Visa vào Nhật bản phải chờ đợi và kiên trì để nhận kết quả, cũng có trường hợp không được cấp Visa vì một số lý do nào đó từ phía người nộp đơn không đúng theo quy định xét duyệt của họ. Sau đây là một số thông tin về việc cấp visa và thời gian lưu trú tại Nhật.

Về cơ bản, đương sự phải sống liên tục ở Nhật trên 10 năm trong đó có trên 5 năm sống với tư cách visa làm việc ví dụ 人文知識・国際業務 (Specialist in Humanities/International Services), 技術 (Engineer). Thêm nữa visa hiện tại của đương sự phải có thời hạn dài nhất trong các mức cho phép. Ví dụ nếu là Engineer thì visa này phải có giá trị là 3 năm.

1. Đối tượng:

Người nước ngoài đang ở Nhật muốn chuyển visa sang dạng vĩnh trú, hoặc người nước ngoài sinh ra tại Nhật muốn xin visa vĩnh trú (từ nay viết tắt là đương sự.)

2. Điều kiện:
(2-1) Có hành vi tốt.
(2-2) Có điều kiện kinh tế hoặc có tay nghề/kĩ năng tự đảm bảo cuộc sống.
(2-3) Việc đương sự vĩnh trú ở Nhật mang lại lợi ích cho nước Nhật.
Chú ý: Trường hợp đương sự là vợ/chồng/con của người Nhật hoặc của người đã có visa vĩnh trú thì không cần các điều kiện 2-1 và 2-2.
(2-4) Điều kiện đã sống bao lâu tại Nhật áp dụng riêng cho từng trường hợp.
Về cơ bản, đương sự phải sống liên tục ở Nhật trên 10 năm trong đó có trên 5 năm sống với tư cách visa làm việc ví dụ 人文知識・国際業務 (Specialist in   Humanities/International Services), 技術 (Engineer). Thêm nữa visa hiện tại của đương sự phải có thời hạn dài nhất trong các mức cho phép. Ví dụ nếu là  Engineer thì visa này phải có giá trị là 3 năm.
- Nếu đương sự là vợ/chồng của người Nhật hoặc là vợ/chồng của người đã có visa vĩnh trú thì cần điều kiện là đã sống liên tục ở Nhật trên 3 năm tính từ ngày kết hôn.
- Nếu đương sự là con (con đẻ, con nuôi) của người Nhật hoặc là con của người đã có visa vĩnh trú thì cần điều kiện là đã sống liên tục ở Nhật trên 1 năm.
- Nếu đương sự có tư cách người tị nạn thì cần điều kiện là sống liên tục ở Nhật trên 5 năm tính từ ngày nhận tư cách tị nạn.
- Nếu đương sự có cống hiến đặc biệt cho nước Nhật trong các lĩnh vực như ngoại giao, kinh tế, xã hội, văn hóa v.v. thì cần điều kiện là sống liên tục ở Nhật trên 5 năm.

3. Kì hạn nộp giấy tờ:
- Người muốn chuyển đổi sang visa vĩnh trú: Trước khi visa hiện tại hết hạn. (Chú ý: nếu trong quá trình làm thủ tục xin visa vĩnh trú mà visa hiện tại hết hạn thì trước ngày visa hết hạn phải làm thủ tục xin
visa dạng cư trú đặc biệt.)
- Người muốn xin mới visa vĩnh trú: Làm thủ tục trong vòng 30 ngày
sau khi sinh hoặc 30 ngày sau khi phát sinh lý do cần xin vĩnh trú.

4. Cách nộp giấy tờ:
Viết đơn theo mẫu có sẵn, chuẩn bị các giấy tờ bổ sung và nộp tất cả cho cục quản lý xuất nhập cảnh (từ nay viết tắt là CQLXNC) gần nhất.

5. Thời gian kể từ khi CQLXNC thụ lý hồ sơ cho tới khi có kết quả:
6 tháng đến 1 năm, tùy từng CQLXNC cũng như tùy từng trường hợp.
6. Người làm thủ tục:
Một trong những người sau có thể tiến hành làm thủ tục.
- Bản thân đương sự.
- Những người/đơn vị có giấy phép của cục trưởng CQLXNC cho phép làm các nghiệp vụ liên quan đến đại lý xin visa vĩnh trú. Xem thêm phần 提出者 ở trang này
- Luật sư hoặc công chứng viên có đăng ký hành nghề với CQLXNC.
- Người đại diện pháp lý của đương sự.
- Gia đình hoặc người cùng chung sống với đương sự trong trường hợp đặc biệt, khi đương sự mắc bệnh v.v.
 
CHÚ Ý: Trong bất kỳ trường hợp nào ở trên thì đương sự cũng phải đảm bảo 1 điều kiện là đang sinh sống tại Nhật.

7. Lệ phí:
visa nhat ban
- Nếu được cấp visa vĩnh trú thì phải nộp lệ phí 8,000 yên.- Nếu bị từ chối cấp visa thì không phải nộp lệ phí.

8. Các giấy tờ cần thiết:
Tùy thuộc đương sự hiện đang sống tại Nhật với visa dạng nào.
8.1 Nếu đương sự hiện đang có visa 日本人の配偶者等 (Spouse or Child of Japanese National: Vợ/chồng/con của người Nhật) hoặc 永住者の配偶者等 (Spouse or Child of Permanent Resident: Vợ/chồng/con của người có visa vĩnh trú)

8.2 Nếu đương sự hiện có visa 定住者 (Long Term Resident, visa định trú). Chú ý visa định trú (Long Term Resident) khác với visa vĩnh trú (Permanent Resident).
Xem tại đây
8.3 Nếu đương sự hiện có visa liên quan tới công việc, ví dụ 人文知識・国際業務 (Specialist in Humanities/International Services), 技術 (Engineer), 技能 (Skilled Labor) hoặc visa theo gia đình 家族滞在 (Dependent).
Xem tại đây

9. Mẫu đơn:
- Đơn xin visa vĩnh trú: file dạng PDF hoặc Excel
- Giấy chứng minh bảo lãnh: bản tiếng Anh hoặc tiếng Nhật

Bạn đọc quan tâm đến chương trình du học Nhật bản hay chưa biết thủ tục xin visa du học Nhật bản thế nào? Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí.
Read more…

Trường đại học Chuo Nhật Bản

01:17 |
Đại học Chuo được thành lập vào năm 1885 và từ đó đã giảng dạy trên một truyền thống giáo dục thực tế dựa trên chủ nghĩa kinh nghiệm Anh và chủ nghĩa duy lý cũng như duy trì tinh thần sáng tạo và nuôi dưỡng nguồn nhân lực trong một môi trường năng động.
Chương trình giáo dục thực tế được cung cấp tại Đại học Chuo là nhiều hơn kiến thức có được và sẽ là điều hữu ích cho các bạn sinh viên sau khi tốt nghiệp. Mục đích chính của giáo dục tại ngôi trường này đó là sự chân thành và nghiêm túc giải quyết các vấn đề chính ảnh hưởng đến tất cả nhân loại và để nuôi dưỡng những khả năng cần thiết giúp cho một xã hội tốt đẹp hơn.
Cụ thể hơn, Đại học Chuo mong muốn mang lại những kiến thức và sự khôn ngoan của loài người từ các lĩnh vực khác nhau, các lĩnh vực truyền thống học thuật, chẳng hạn như triết học, nghệ thuật và văn học hay các lĩnh vực đáp ứng nhu cầu của xã hội hiện đại, để họ có thể thúc đẩy khả năng bảo vệ môi trường tự nhiên và xây dựng môi trường văn hóa, xã hội hòa bình và thịnh vượng.
Để đáp ứng cho mục đích trên, Đại học Chuo có 6 khoa và trường đại học của họ, cũng như 3 trường đại học chuyên nghiệp (trường nghiệp vụ Kế toán quốc tế Chuo, trường Luật Chuo và Trường Quản trị chiến lược Chuo), hành động một cách toàn diện tổ chức giáo dục đại học, thúc đẩy nghiên cứu sáng tạo và nghiên cứu trong một phạm vi rộng của các lĩnh vực học thuật.
Hơn nữa thông qua chương trình “Kết nối Khoa”, liên kết và mở rộng các lĩnh vực học tập đa dạng, Đại học Chuo luôn có những sáng tạo cho nỗ lực của mình để giúp học sinh có được kiến thức rộng rãi trên mọi lĩnh vực và trau dồi giải quyết các vấn đề theo khả năng của họ.



Đại học Chuo có các thỏa thuận hợp tác với 114 trường cao đẳng, trường đại học và các tổ chức giáo dục tại 27 quốc gia trên toàn thế giới và đang tích cực trao đổi sinh viên với 76 tổ chức ở 22 quốc gia. Trung tâm quốc tế Chuo sẽ tiếp tục phát triển các cơ hội trao đổi mới cho các sinh viên Nhật Bản và nước ngoài ở Nhật Bản và trên toàn thế giới.
Trong năm 2010, Đại học Chuo đã kỷ niệm 125 năm ngày thành lập trường. Tadahiko Fukuhara, vị hiệu trưởng trường đại học Chuo cho biết: “Chúng tôi sẽ tiếp tục bảo vệ những điểm mạnh truyền thống của chúng tôi, trong khi đó sẽ đưa ra những nỗ lực chân thành và tha thiết của chúng tôi là mang đến một ngọn hải đăng chiếu sáng đường đi trong thế kỷ mới”.
4 cơ sở của đại học Chuo ở Tokyo:
Ở Tama, Korakuen, Ichigaya, Ichigaya Tamachi
Read more…

Tại sao lại chọn du học Nhật Bản

21:47 |
Nhật Bản, cái tên không còn xa lạ để các bạn trẻ chọn lựa là điểm đến du học của mình. Với rất nhiều điểm tương đồng và gần gũi về văn hóa, các bạn trẻ Việt Nam có thể hòa nhập dễ dàng với một môi trường mới và khám phá biết bao điều thú vị. Một đất nước nhỏ bé thế nhưng ý chí của con người là bất diệt, Nhật Bản kiềm mình và bức phá ngoạn mục để giờ đây trở thành cường quốc đứng thứ hai trên thế giới. Hãy đến Nhật Bản để nâng cao vốn ngoại ngữ của mình!

1. Trình độ giáo dục cao

Điểm hấp dẫn nhất của du học Nhật Bản là môi trường sư phạm – nơi cung cấp cho bạn cơ hội tiếp cận với kỹ thuật và khoa học tiên tiến. Các trường đại học Nhật Bản đào tạo rất nhiều lĩnh vực chuyên môn. Dù trong lĩnh vực điện tử, văn hoá Nhật Bản hay quản trị kinh doanh quốc tế, sinh viên du học tại Nhật Bản đều có thể tìm thấy những chuyên ngành mà mình quan tâm. Dù có nhiều cách đánh giá khác nhau, các trường đại học hàng đầu của Nhật Bản hiện vẫn có chất lượng đào tạo cao tại châu Á.


2. Nền văn hóa mang nhiều nét tương đồng:

Văn hoá và xã hội Nhật Bản hiện đại là sự hoà nhập giữa các yếu tố truyền thống và hiện đại, giữa Đông và Tây. Sự tương đồng trong văn hoá Nhật Bản và Việt Nam giúp bạn nhanh chóng hoà nhập, trong khi sự khác biệt cho bạn một cái nhìn mới mẻ. Việc tiếp cận và học hỏi từ văn hoá và con người Nhật Bản sẽ mang lại nhiều cơ hội cho bạn trong việc làm sau khi du học.


3. Về mặt tổng quát thì:
- Nhật Bản là đất nước có nền kinh tế đứng thứ 2 trên thế giới, sau Mỹ.
- Dễ dàng có được việc làm sau ba tháng học tiếng.
- Ngoài việc được tích lũy kiến thức ở nền giáo dục hoàn hảo bạn còn học hỏi được đức tính độc lập, tự tin, cần cù, siêng năng và nghiêm khắc trong công việc - những yếu tố giúp bạn thành công trong tương lai của mình.
- Với con số 80% sinh viên ở lại Nhật làm việc sau khi tốt nghiệp đã nói nên bạn hoàn toàn có cơ hội ở lại Nhật làm việc.
- Những năm gần đây Nhật Bản là một trong những nhà đầu tư lớn nhất tại Việt Nam cho các lĩnh vực cơ sở hạ tầng, ngành công nghiệp, nông nghiệp, y tế ...và đặc biệt là giáo dục.
- Nhật Bản hiện nay vẫn là nhà tài trợ lớn nhất. Đến nay, khối lượng ODA mà Chính phủ Nhật Bản cam kết dành cho Việt Nam chiếm khoảng 40% tổng khối lượng ODA mà cộng đồng tài trợ quốc tế đã cam kết.
- Hiện nay các công ty Nhật Bản được đánh giá trả lương cao nhất tại Việt Nam. Nhưng cũng là nơi đòi hỏi bạn phải có trình độ, năng lực và khả năng chịu được áp lực lớn nhất trong công việc.
Một đất nước gần gũi và có nhiều điểm tương đồng với văn hóa Việt Nam, còn chần chừ gì nữa hãy thử sức khám phá đất nước mặt trời mọc nhé các bạn!
Read more…

Cách để có thể lấy được học bổng nhật bản

21:31 |
Những năm đây quan hệ giữa Việt Nam và Nhật Bản đang được ngày càng vun đúc. Việc học sinh Việt Nam sang Nhật học ngày càng phổ biến.

Nhật Bản là một trong các quốc gia cung cấp nhiều học bổng nhất cho sinh viên Việt Nam. Số lượng học bổng chính thức của Chính phủ Nhật Bản trao cho Việt Nam hằng năm chỉ đứng sau số học bổng ADS của chính phủ Úc.. Cùng tìm hiểu thêm các thông tin về cách xin học bổng du học Nhật Bản nhé!


I – Học bổng trước khi sang Nhật.

Với các bạn sinh viên năm 1 năm 2 ở Việt Nam hàng năm có cơ hội đăng ký và thi các học bổng lớn như:Học bổng nhà nước 322, Học bổng chính phủ Nhật (Monbukagakusho), Học bổng ngân hàng phát triển châu Á (ADS),.. Các học bổng này có đặc điểm là mức tiền cao, thời gian học tiếng Nhật ngắn (thậm chí không cần), nhưng tuyển chọn khá gắt gao, với bậc thạc sĩ lại chủ yếu chỉ dành cho nhân viên, giáo viên khối nhà nước.

II – Học bổng sau khi sang Nhật.

  • Đa phần các học bổng là dành cho bậc đại học (学部生) và cao học (修士課程) và học bổng cho cao học thường nhiều hơn và mức cao hơn so với học bổng cho bậc đại học. Sinh viên các trường cao đẳng (専門・高専) đôi khi cũng được xét nhưng hầu như không nhiều. Các khóa học tiền cao học (研究性 hoặc 科目等履修生) cũng tương tự như vậy, không phải là không có nhưng rất ít các học bổng hỗ trợ bậc học không chính thức này. 
  • Các học bổng nêu ở đây là học bổng dành riêng cho lưu học sinh, tức không mang quốc tịch Nhật. Có một vài trường hợp cá biệt xét lẫn lộn chung cả sinh viên Nhật và lưu học sinh thì sẽ được ghi rõ, nhưng nhìn chung không nhiều, và những học bổng như vậy thường khó đạt được. Đa phần các học bổng đều không cho phép bạn cùng lúc nhận nhiều học bổng khác nhau, trừ một số loại học bổng nhỏ. Kể cả khi được phép thì khả năng nhận trùng cũng không nhiều vì người ta thường xét ưu tiên những ai đang có khó khăn về kinh tế (mà những người đã nhận học bổng rồi, dù là ít, cũng sẽ ít được ưu tiên hơn) 
  • Các học bổng có thời hạn cấp là 2 năm, hoặc rộng rãi hơn là “cho tới khi tốt nghiệp”. Nhưng các học bổng chỉ cấp 1 năm cũng không phải là ít. Điều đáng mừng là với các học bổng này, nếu sau 1 năm mà bạn duy trì được thành tích tốt thì có thể nộp đơn xin gia hạn thêm. Nếu bạn có thấy học bổng ghi là thời hạn chỉ 1 năm thì cũng đừng từ bỏ, nó vẫn rất hấp dẫn đấy! 
  • Thường thì sinh viên khi nhận học bổng sẽ phải thực hiện một số nghĩa vụ gì đó trong quá trình học. Việc đảm bảo tỉ lệ đi học, thành tích tốt, … là điều đương nhiên. Ngoài ra, bạn sẽ phải báo cáo tình hình học tập / nghiên cứu định kỳ, hay tham gia các hoạt động giao lưu văn hóa, kiến học mà Quỹ học bổng tổ chức. Các hoạt động này thường ít gây cản trở mà thực ra lại giúp chúng ta có những trải nghiệm rất tuyệt. 

Trên đây là những thông tin hữu ích cho bạn về cách xin học bổng du học Nhật Bản. Chúc bạn có được cơ hội học tập tại đất nước xinh đẹp này.
Read more…

Du học Nhật kiếm bội tiền nhờ làm thêm

04:08 |
Du học sinh đi làm thêm phổ biến nhất là làm phụ việc trong nhà hàng, sau đó là dạy ngoại ngữ, dọn vệ sinh, bán hàng, đưa báo, làm công nhân nhà máy…

Tôi là một cựu du học sinh Nhật Bản, từng học tại trường ĐH Kinh tế thông tin quốc tế ở Matoba, Kawagoe-shi, Saitama, đã về Việt Nam được gần 4 tháng. Thời gian gần đây, tôi có vào một số trang mạng xã hội, diễn đàn,… thấy các bạn du học sinh kêu ca rất nhiều về những khổ sở họ đang mắc phải khi ở Nhật. Các công ty tư vấn thì cạnh tranh không lành mạnh, đi nói xấu nhau, thậm chí có công ty còn xúi giục các du học sinh nói xấu đối thủ cạnh tranh của mình...

Nhiều bạn học sinh đang nhầm tưởng rằng con đường du học đối với họ là trải đầy màu hồng. Sang Nhật Bản họ sẽ được tận hưởng một cuộc sống sung sướng, an nhàn, thu nhập cao (30 – 40 triệu /tháng). Tôi xin lưu ý với các bạn đang có nhu cầu đi du học như sau: Trước khi các bạn đưa ra quyết định của mình thì nên tìm hiểu mọi thông tin liên quan, nhìn nhận và đánh giá thông tin đa chiều để có được phân tích, đánh giá tốt nhất, chính xác nhất.

Một nguồn thông tin đặc biệt quan trọng là từ những người đã từng đi du học Nhật Bản (những người đã thành công và cả những người đã thất bại). Các bạn sẽ có một cái nhìn rõ nét và toàn diện nhất về thực tế du học Nhật Bản như thế nào, khó khăn thuận lợi ra sao.

Yếu tố quan trọng nhất và giữ vai trò quyết định cho các bạn chính là khả năng tiếng Nhật. Bởi một điều rất đơn giản là các công ty tư vấn, họ cũng chỉ có thể giới thiệu việc cho những bạn có đủ năng lực tiếng Nhật. Một khi năng lực tiếng của bạn tốt rồi bạn sẽ có quyền để lựa chọn những công việc phù hợp với mình và có thu nhập cao.

Những người có visa du học, đang học tại các trường đại học hoặc các cơ sở giáo dục tương tương, đang học tại các trường cao đẳng, trung học chuyên nghiệp có thể làm thêm tối đa 28 giờ một tuần (trong những kỳ nghỉ dài của trường như nghỉ hè, có thể làm tối đa 8 giờ một ngày).

Những người có visa du học đang học khoá nghiên cứu sinh (kenkyusei) hoặc đang là sinh viên dự thính có thể làm thêm tối đa 14 giờ một tuần (trong những kỳ nghỉ dài của trường như nghỉ hè, có thể làm tối đa 8 giờ một ngày).

Du học sinh đi làm thêm phổ biến nhất là làm phụ việc trong nhà hàng, sau đó là dạy ngoại ngữ, dọn vệ sinh, bán hàng, đưa báo, làm công nhân nhà máy… Hiện giờ ở Nhật, việc làm thêm rất nhiều nhưng tại sao vẫn có những bạn không có việc làm? Việc làm không thiếu, chỉ thiếu những người đủ khả năng làm việc (Năng lực tiếng Nhật).

Dù ở bất kỳ đâu, làm gì thì cuộc sống cũng luôn muôn vàn thử thách. Càng đặc biệt hơn, khó khăn hơn đối với các du học sinh, không chỉ ở Nhật mà tất cả các nước nói chung. Đó không phải là con đường trải đầy hoa hồng như các bạn thường nhầm tưởng. Nó chỉ là hoa hồng khi các bạn bỏ công sức và tâm huyết để đè bẹp đi những chiếc gai.

Và để có được một con đường như thế các bạn phải bỏ thật nhiều công sức và trí lực cho việc học tiếng Nhật. Các bạn phải có được một quyết tâm sắt đá và một tâm lý vững vàng để vượt qua những khó khăn. Một khi các bạn chưa chuẩn bị được những hành trang như vậy thì mình khuyên các bạn đừng nên mơ tưởng đến việc học tại Nhật chứ đừng nói đến việc kiếm tiền tại Nhật.

Trước đây tôi cũng đã từng rơi vào hoàn cảnh đi học về, không đi làm thêm, nằm ở nhà trách móc các công ty tư vấn. Thậm chí tôi còn gọi điện về nhà kể khổ với bố mẹ, bảo bố mẹ lên công ty tư vấn đòi lại tiền vì không xin được việc cho tôi. Nhớ lại khi ấy tôi thấy thật xấu hổ.

Tôi sang Nhật nhưng vốn tiếng của tôi chỉ bập bẹ được mấy câu chào hỏi, mấy câu thông dụng. Công ty giới thiệu việc làm cho tôi, nhưng đến khi đi phỏng vấn lại không được nhận vì tiếng Nhật của tôi quá kém.

Khi còn học tiếng ở Việt Nam, tôi đã nhận được những lời cảnh báo từ giáo viên, từ người quản lý và nhân viên của công ty tư vấn. Họ khuyên tôi nên chú tâm vào học tiếng thật tốt nhưng tôi nghĩ đơn giản hóa mọi chuyện rằng sang bên này sẽ khác, làm gì đến nỗi như họ nói, tiếng thì sang Nhật học cũng được lo gì. Giờ tôi chỉ khuyên các bạn một câu đơn giản thôi “Năng lực tiếng Nhật quyết định thành công của bạn”

Theo những thống kê tôi được biết thì sau trận sóng thần lịch sử, Nhật Bản đang tăng tốc triển khai khôi phục xây dựng lại những gì đã bị thiên tai tàn phá. Tuy nhiên vấn đề mà Nhật Bản đang phải đối mặt chính là nguồn nhân lực để thực hiện kế hoạch đó.

Chính vì vậy, trong vòng 10 năm nữa, Nhật Bản rất cần nguồn nhân lực từ nhiều hướng, đặc biệt từ du học sinh ở các nước cùng chia sẻ những khó khăn mà quốc gia này đang gặp phải. Chính phủ Nhật Bản sẽ tạo mọi điều kiện để các du học sinh có được điều kiện học tập thuận lợi hơn.

Hiện tại tôi biết có không ít những bạn đã và đang chuẩn bị theo học các lớp tiếng Nhật để đi du học Nhật Bản theo chương trình du học vừa học vừa làm. Tôi khuyên các bạn trước hết cần cố gắng học tốt tiếng Nhật lúc còn ở Việt Nam. Đừng vì những thông tin không rõ ràng mà làm ảnh hưởng đến lập trường cũng như tương lai của mình.

Con đường mình đã chọn thì mình phải tập trung cho nó. Có rất nhiều người đã thành công thì tại sao mình lại không thành công? Họ đã bỏ ra những gì? Bạn là người hậu thế, bạn có lợi là học hỏi được những kinh nghiệm của những người đi trước. Hãy lắng nghe, chia sẻ trên tinh thần xây dựng, bạn sẽ tìm được hướng đi đúng cho mình. 

Cách tìm việc kiếm tiền khi du học Nhật

1. Các bạn chưa có việc làm nên thời gian rảnh rỗi còn nhiều, giờ là lúc bạn cần dành toàn bộ thời gian và sức lực để học tập tiếng Nhật. Tôi biết điều này không dễ, nhưng các bạn cần hiểu rằng các bạn chỉ có thể tìm được việc làm thêm tại Nhật nếu có khả năng nghe, nói tiếng Nhật tương đối tốt. Do đó, cần cấp tốc nâng cao năng lực tiếng Nhật của bạn trong thời gian càng ngắn càng tốt.

2. Cần trao đổi một cách thẳng thắn và trung thực tình hình hiện tại của các bạn với nhà trường nơi các bạn đang theo học để họ có phương án hỗ trợ: ví dụ như tổ chức dạy thêm tiếng Nhật cấp tốc, cho chậm nộp học phí, tiền nhà, giới thiệu việc làm thêm, bồi dưỡng cách viết đơn xin việc, kỹ năng dự phỏng vấn xin việc... Các bạn cần có được sự cảm thông và tin cậy của người Nhật thì mới có thể đứng vững ở đất nước mặt trời mọc.

3. Tạm thời quên đi khoản vay cho bạn đi du học của gia đình ở Việt Nam, hãy tranh thủ các mối quan hệ của mình ở Nhật và cái chính là dựa trên khả năng của chính mình để sớm tìm được công việc làm thêm, trước hết với mục đích đảm bảo chi phí tối thiểu của bạn ở Nhật. Đừng vội nghĩ tới việc trả nợ ở Việt Nam hay làm giàu...Chúc các bạn có được một hành trang thật tốt, thật vững vàng trên con đường học Nhật Bản.
Read more…

Kinh nghiệm khi làm thêm trong thời gian du học tại Nhật

09:42 |
Ở một số nước, khi đi du học chính phủ nước sở tại thường cấm không cho du học sinh đi làm thêm, điều này là vô cùng hạn chế. Nhưng khi du học Nhật Bản, chính phủ Nhật sẽ tạo mọi điều kiện để bạn có thể đi làm theo đúng quy định và trường nơi bạn theo học sẽ có trách nhiệm hỗ trợ cấp giấy phép và tạo điều kiện cho bạn đi tìm việc làm thêm hấp dẫn tại Nhật.
Việc làm thêm tại Nhật

Sau khi đến Nhật được 1 đến 2 tháng thì các bạn du học sinh sẽ tìm được những việc làm thêm sau giờ học phù hợp với khả năng và thời gian của mình. Chi phí ăn, ở tối thiểu cũng phải 4 man yên một tháng nên tùy vào khả năng của từng người mà có bạn làm thêm 1 việc, có bạn lại làm đến 2, 3 việc cùng một lúc. Cho dù việc đi làm quá 4h/ngày là trái với quy định của chính phủ Nhật Bản.

Việc đi làm thêm ở Nhật khá hấp dẫn, bạn có thể tìm cho mình một công việc như bán hàng trong siêu thị, phục vụ quán ăn, cà phê, phát báo, làm trong các xí nghiệp rau quả và cơm hộp... Lương làm thêm ở Nhật được tính theo giờ, trung bình 650 - 900 Yên/giờ ở khu vực Fukuoka hoặc 750 - 1000 Yên/giờ ở khu vực Kobe, Nagoya và 800 - 1200 Yên/1 giờ ở Tokyo. Bạn có thể làm 4h/ngày nhưng không được quá 28h/tuần. Đây là quy định ở Nhật, vì họ sợ rằng nếu sinh viên làm thêm quá nhiều sẽ ảnh hưởng đến việc học. Và đây cũng là một trong những điểm ràng buộc đối với các sinh viên coi việc đi làm thêm quan trọng hơn việc học.
Việc làm thêm tại Nhật 


Giá cả và mức lương phụ thuộc vào khoảng cách gần hay xa của nơi học và làm việc so với trung tâm các thành phố lớn. Dù mức sống ở Nhật khá đắt đỏ, nhưng nếu chịu khó đi làm thêm và tích góp thì ngoài việc tự trả học phí, tiền sinh hoạt thì các sinh viên sau một thời gian sang Nhật và có khả năng tiếng tốt còn có thể dành dụm gửi tiền về nhà.

Nhiều bạn du học sinh vừa học vừa làm sau khi trừ ra toàn bộ tiền sinh hoạt và học phí, mỗi tháng còn dành dụm được khoảng 20 triệu đồng. Lương làm thêm ở Nhật khá cao, nhưng bạn phải làm việc nghiêm túc và thực sự chăm chỉ, người Nhật đánh giá cao điều đó. Giỏi tiếng Nhật và thái độ cầu thị là một lợi thế để xin việc với mức lương cao!

Nguyễn Xuân Tiến - một sinh viên đã sang Nhật được 16 tháng cho biết: “Việc làm thêm ở đây khá đa dạng, tùy thuộc vào năng lực tiếng của bạn mà có những mức lương khác nhau. Nếu bạn giỏi tiếng thì xin việc làm sẽ dễ dàng hơn, bạn có thể kiếm trên 1000 Yên/giờ. Còn nếu bạn có khả năng giao tiếp như người bản xứ, thì bạn có thể làm phiên dịch tại các công ty, hội nghị… với mức khoảng 2500 yên/giờ. Vậy nên, nếu muốn tìm cho mình một công việc lương cao thì yếu tố năng lực tiếng Nhật là vô cùng quan trọng. Trung bình 1 tháng thì bạn có thể làm trên 2.000$”

Một kinh nghiệm được bật mí nữa là người Nhật rất trọng chữ tín. Vì thế bạn sẽ có lợi khi được người quen giới thiệu. Mới đi làm ban đầu, bạn nên chăm chỉ đi làm vào các ngày cuối tuần. Bình thường cuối tuần, bạn có thể làm nhiều hơn và lương cũng nhỉnh hơn. Vào các dịp Lễ, Tết, các bạn sinh viên thường không về Việt Nam mà ở lại Nhật để tìm những công việc làm thêm hấp dẫn với mức lương cao hơn. Đây cũng là cơ hội để kiếm tiền nhiều hơn, lương vào các ngày Lễ cũng tăng gấp 2, 3 lần so với bình thường đó cũng là sự hấp dẫn của việc làm thêm tại Nhật. Một số du học sinh tại Nhật chia sẻ rằng, sau kỳ nghỉ, nếu làm việc thật chăm chỉ và biết tiết kiệm, có khi sẽ kiếm được gần 70 triệu VNĐ một tháng. Đây quả là một số tiền không nhỏ với sinh viên.

Đối với nền kinh tế khủng hoảng như năm 2013 với một số tiền khoảng gần 70 triệu đồng mà các bạn du học sinh có thể kiếm được từ việc làm thêm thì không hề dễ dàng. Điều đó phải được thể hiện sự quyết tâm “cày cuốc” của các bạn du học sinh, phải nỗ lực rất nhiều.

Chúng tôi luôn nhắc nhở các bạn khi đi du học sinh khi sang Nhật, đều phải cố gắng. Muốn kiếm được tiền trang trải chi phí học tập, ăn ở của mình mà muốn gửi tiền về giúp đỡ gia đình thì phải “nỗ lực học tiếng Nhật thật tốt” – “luôn luôn trao dồi tiếng Nhật” để có thể kiếm được một công việc ổn định với mức lương cao.
Read more…

Những khách sạn tốt nhất ở Tokyo

02:59 |
Thủ đô Nhật Bản luôn là một trong những thành phố hàng đầu châu Á. Dường như đây là một thành phố mà hầu hết mọi thứ đều có thể xảy ra. Có tới 13 triệu người đang cùng chia sẻ thành phố rộng 2.188 km2 này, đây cũng là nơi tụ hội những nhà hàng hàng đầu thế giới, các cửa hàng và rất nhiều quán cà phê độc đáo. Tokyo cũng là một trong những trung tâm văn hóa và dịch vụ hoàn hảo nhất nước Nhật.

Mặc dù thành phố đã phải chịu đựng trận động đất kinh khủng Great Kanto vào năm 1923, vụ đánh bom trong Thế chiến thứ II, những ảnh hưởng nặng nề của thảm họa sóng thần tháng 3/2011. Cứ như thế, sau mỗi thảm họa người dân lại tự đứng lên và xây dựng lại mọi thứ một cách kiên cường.

Có vô số điều thú vị để du khách có thể khám phá Tokyo, buổi sáng bạn đi bộ đến những ngôi đền yên tĩnh, tận hưởng không khí trong lành ở công viên, buổi chiều du khách có thể khám phá khu dân cư và nhịp sống hối hả trên đường phố, ban đêm là lúc thưởng thức những đặc sản nổi tiếng ở các nhà hàng hoặc quán ăn ven đường, vui chơi trong các quán bar và karaoke.

Nếu bạn có kế hoạch ghé thăm thủ đô Tokyo sôi động, hãy tham khảo danh sách những khách sạn tốt nhất ở Tokyosau, đây đều là những nơi rất thuận tiện để bạn có thể ghé thăm các điểm tham quan nổi tiếng, ăn uống và khám phá cuộc sống về đêm.

Khách sạn cao cấp

The Peninsula Tokyo

The Peninsula Tokyo nằm ở quận Ginza ritzy, trung tâm của Tokyo, rất gần với các trung tâm mua sắm và những nhà hàng xếp hạng Michelin. Du khách có thể đi bộ đến thăm các điểm tham quan như Nhà hát Imperial Garden, Nhà hátTokyo Takarazuka, Bảo tàng Ichigokan Mitsubishi…


Khách sạn có tổng cộng 314 phòng với thiết kế sang trọng, trang bị những tiện nghi cao cấp nhất. Mỗi căn phòng tại The Peninsula đều có tầm nhìn hướng ra toàn cảnh quan của Tokyo. Khách sạn cung cấp đầy đủ những dịch vụ tiện ích như phòng spa – massage, câu lạc bộ sức khỏe, phòng tắm hơi và sauna. Các quầy bar và nhà hàng phục vụ 24/24 để đáp ứng đầy đủ nhu cầu của du khách.

The Peninsula Tokyo, 1-8-1 Yurakucho, Chiyoda-ku, +81 (0) 3 6270 2888, giá phòng từ 46.000 ¥ mỗi đêm

Park Hyatt Tokyo

Park Hyatt Tokyo tựa như một ốc đảo tĩnh mịch, tọa lạc giữa không gian sôi động của thủ đô Tokyo. Khách sạn nằm ở 14 tầng cao nhất của tòa nhà Shinjuku Park Tower 52 tầng, thuộc khu vực Quận Shinjuku, trung tâm của các khu vui chơi giải trí ở Tokyo. Khách sạn cách sân bay Narita 90 phút di chuyển và nằm gần ga Shinjuku, trung tâm giao thông chính của thành phố.



Đã trải qua 20 năm kể từ khi mở cửa, Park Hyatt Tokyo vẫn là nơi nghỉ ngơi ưa thích của những người giàu có và nổi tiếng ở Tokyo. Khách sạn được trang bị cơ sở vật chất tuyệt vời, các căn phòng được sử dụng kiếng trong suốt để du khách có thể thoải mái tận hưởng khung cảnh Tokyo trên cao. Cùng với những dịch vụ tiện nghi như phòng tắm hơi, spa, bể sục, tắm hơi, khách sạn là nơi nghỉ ngơi lý tưởng cho bạn thư giãn sau một ngày khám phá các sự kiện thú vị trong thành phố

Park Hyatt Tokyo, 3-7-1-2 Nishi- Shinjuku, Shinjuku-ku, +81 (0) 3 5322 1234; giá phòng từ 60.000 USD ¥ mỗi đêm.

The Ritz-Carlton Tokyo

The Ritz-Carlton Tokyo là một khách sạn 5 sao sang trọng, tọa lạc trên 9 tầng cao nhất của tháp Midtown 53 tầng, sở hữu tầm nhìn ngang ngửa với khách sạn Park Hyatt Tokyo.



Khách sạn The Ritz-Carlton Tokyo có hai loại phòng với thiết kế riêng biệt, du khách có thể lựa chọn nghỉ ngơi tại loại phòng hiện đại, được trang bị các tiện nghi cao cấp, hoặc sử dụng loại phòng kiểu truyền thống Nhật Bản, được trang trí với cửa ngang, chiếu tatami và ngủ trên futon (giường ngủ truyền thống kiểu Nhật).

Đặc biệt, bên trong hệ thống nhà hàng của khách sạn có một quán trà lâu đời đã có cách đây 200 năm, du khách sẽ được trải nghiệm những giá trị thú vị nhất khi nghỉ ngơi tại đây.

The Ritz-Carlton Tokyo, 9-7-1, Akasaka, Minato-ku, +81 (0) 3 3423 8000, giá phòng từ 51.000 ¥ mỗi đêm.

Khách sạn tầm trung

The Westin

Khách sạn Westin snagged nằm trong khu phố cao cấp Ebisu của Tokyo. Rất gần với các cao ốc và các trung tâm mua sắm, giải trí. Từ khách sạn, du khách có thể đi bộ đến các điểm tham quan thú vị như Bảo tàng bia Yebisu Garden Place, trụ sở Sapporo Breweries, tham quan vòng quanh thành phố với các chuyến tàu từ ga Ebisu…



Chắc chắn The Westin không phải là một nơi nghỉ ngơi sang trọng, nhưng chắc chắn bạn sẽ không có gì phàn nàn khi nghỉ ngơi tại đây. The Westin được du khách đánh giá cao về không gian phòng, phong cách phục vụ và nhất là các dịch vụ tiện ích như Spa nghỉ dưỡng, nhà hàng được Sao Michelin đánh giá cao…

Khách sạn cao 22 tầng cung cấp 418 phòng và 20 dãy phòng, tất cả tiện nghi đều mang phong cách thiết kế nội thất châu Âu. Đặc biệt phòng Suites sẽ là sự lựa chọn lý tưởng để chiêm ngưỡng quang cảnh Tokyo lãng mạn với đường chân trời vào ban đêm.

The Westin, 1-4-1 Mita, Meguro -ku, +81 (0) 3 5423 7000, giá phòng từ 31.000 ¥ mỗi đêm

Claska

Khách sạn này chỉ có 18 phòng được chia thành bốn loại: phòng mang thiết kế hiện đại, phòng ngủ kiểu của truyền thống Nhật Bản, phòng trọ để cư trú hàng tuần và phòng trọ “sáng tạo” với những thiết kế độc đáo.



Claska là một khách sạn độc đáo, sở hữu một quán cà phê ngay bên trong, thư viện, cửa hàng, nơi tổ chức sự kiện và cả thẩm mỹ viện cho chó. Khách sạn rất gần với trung tâm thành phố, chỉ mất một chuyến đi xe buýt ngắn hoặc 20 phút đi bộ từ ga Meguro .

Claska , 1-3-18 Chuo - cho, Meguro -ku, +81 (0) 3 3719 8121; giá phòng từ 15,000 ¥ mỗi đêm

Khách sạn Princess Garden

Tọa lạc ở một vị trí thuận lợi trong Shibuya, Princess Garden Hotel là một nơi dừng chân lý tưởng để khởi hành chuyến du ngoạn của bạn ở Tokyo. Từ đây, du khách có thể dễ dàng đến tham quan những điểm thú vị trong thành phố như Ga JR Meguro, Bảo tàng Nghệ thuật vườn Thủ đô Tokyo, Chùa Daien.



Khách sạn có tất cả 205 phòng rộng rãi, trang bị đầy đủ tiện nghi thỏa mãn cả những vị khách khó tính nhất. Dù là đi công tác hoặc du lịch, du khách sẽ cảm thấy rất thoải mái khi lưu trú tại đây với những dịch vụ tiện ích, phục vụ cho công việc hoặc giải trí.

Khách sạn Princess Garden, 2-23-7 Kamiosaki, Shinagawa-ku ; +81 (0) 3 3779 1010 ; Có phòng Single, giá từ ¥ 8000 mỗi đêm, phòng đôi từ 14.000 ¥
Read more…