8 Nét Thú Vị Trong Văn Hóa Nhật Bản

04:07 |
Len lỏi vào những con ngõ Nhật Bản để ngắm Geisha, dự tiệc trà... và cảm nhận sâu sắc về đất nước hoa anh đào.

1. Tiệc trà truyền thống
Tiệc trà truyền thống Nhật Bản là một truyền thống vô cùng cổ xưa của đất nước hoa anh đào. Mỗi bước và chi tiết trong quá trình pha, uống trà đều phải theo bốn tiêu chí: hài hòa, tôn trọng, trong sạch và bình thản.




Người tổ chức tiệc trà muốn truyền đến cho những khách uống trà một trải nghiệm về sự trong sáng, bình thản trong tâm hồn. Tất cả mọi yếu tố trong phòng trà đều hòa hợp với nhau để nói lên điều này: từ đồ ăn đi kèm, đồ dùng để uống trà tới những bức tranh trên tường.

Rất nhiều khách du lịch đã lựa chọn tham gia vào một tiệc trà truyền thống khi đến Kyoto, thành phố được cho là thanh lịch và cổ xưa nhất Nhật Bản. Loại trà mà người Nhật Bản thường dùng trong các tiệc trà này là loại Matcha có vị đắng nhần nhận, những loại đồ ngọt nhỏ sẽ được ăn kèm để đối với vị chát của Matcha.

2. Geisha
Những geisha hiện đại ở Nhật là một nét quyến rũ độc đáo, đặc biệt là ở thành phố Kyoto. Geisha, những người ca kỹ bán nghệ nhưng không bán thân đã rất phổ biến từ thế kỷ 19 và vẫn còn tiếp tục hoạt động cho đến ngày nay.



Đến Kyoto, bạn có thể gặp Geisha trong các câu lạc bộ tư hoặc trên đường phố vào buổi sáng sớm hay chiều muộn.

3. Núi Phú Sỹ
Phú Sỹ là ngọn núi cao nhất Nhật Bản. Đó là một ngọn núi lửa đang ngủ say và lần phun trào gần nhất của nó đã cách đây 300 năm. Đây là một trong những cảnh quan biểu tượng của đất nước Nhật Bản và được coi là một trong ba ngọn núi thần thánh.




Du khách đến Nhật Bản có thể dễ dàng tham gia vào các tour leo núi Phú Sỹ. Mỗi năm, ngọn núi thần này đón tới 300.000 du khách tham quan, vào mùa leo núi tháng 6 đến tháng 8. Vào những mùa khác trong năm, tuyết rơi rất dày và thời tiết thay đổi thất thường nên bộ môn leo núi cũng tạm ngưng.

4. Thử rượu Sake
Loại rượu gạo độc nhất vô nhị này là quốc túy của Nhật Bản. Cách pha chế rượu đã được phát hiện từ ngàn năm trước và đến nay vẫn đóng một vai trò quan trọng trong văn hóa và tín ngưỡng Nhật. Trong mọi lễ hội tổ chức tại các đền chùa Nhật, đều có sự có mặt của rượu Sake.



Rượu Sake là để nhâm nhi và thưởng thức. Có hàng trăm nhà máy sản xuất Sake ở Nhật Bản với hương vị khác nhau. Mỗi loại rượu lại yêu cầu cách bảo quản khác nhau: nóng, lạnh hay ở nhiệt độ phòng. Chính vị vậy, du khách đến Nhật thường được khuyên tham gia vào các khóa huấn luyện thử rượu Sake để hiểu thêm về loại rượu phổ biến nhất đất nước này.


5. Sushi



Có lẽ món ăn được xuất khẩu nhiều nhất trên thế giới của Nhật Bản là sushi. Món sushi cuộc truyền thống này được bán ở tất cả mọi cửa hàng trên khắp nước Nhật với nhiều chủng loại khác nhau. Du khách đến Nhật có nhiều cách để tìm hiểu sushi: nếm chúng trong các nhà hàng hoặc đi học một khóa làm sushi cơ bản.

6. Vật Sumo
Sumo là môn thể thao và là một truyền thống được toàn dân Nhật Bản tôn vinh. Nó là môn thể thao dân tộc.

Với lịch sử hàng trăm năm về trước và gắn liền với nhiều hoạt động tôn giáo, các trận Sumo thường tượng trưng cho những yếu tố tôn giáo. Các đấu sĩ phải tuân thủ chế độ vô cùng nghiêm ngặt, chẳng khác gì những người thanh tu.

7. Onsen


Onsen hay các hồ tắm nước nóng ở Nhật Bản là một trải nghiệm khó quên với du khách. Những nhà tắm truyền thống mọc lên ở mọi ngóc ngách của đất nước Phù Tang, một số là các nhà tắm ngoài trời, tắm thác và tắm bùn. Nước khoáng từ các suối khoáng Nhật được cho là rất có lợi cho sức khỏe. 

8. Văn hóa giới trẻ hiện đại
Nhật Bản có một lịch sử và truyền thống lâu đời, nhưng nó cũng nổi tiếng với khía cạnh văn hóa hiện đại đầy màu sắc và ấn tượng.

Hãy ghé qua những con phố ở Tokyo và bạn sẽ hiểu rõ hơn về đời sống của các nhóm thanh niên Nhật Bản. Đặc biệt là ở con phố Harajuku, nơi người trẻ mặc thời trang Cosplay tựa như nhân vật trong phim hoạt hình, truyện tranh và thể nghiệm đủ mọi phong cách mà các kinh đô thời trang thế giới như Anh, Pháp đều phải tâm phục khẩu phục.


( Juach)
Read more…

Triết lý trong nghệ thuật ẩm thực Nhật

03:52 |
Trong bài viết này, Linh muốn chia sẻ một vài thông tin chung tham khảo từ nhiều nguồn, trong đó phần lớn là lược dịch từ 1 cuốn sách có tên “Japanese pure and simple” của tác giả Kimiko Barber. Mong muốn của Linh là được chia sẻ với các bạn yêu thích các món ăn Nhật, yêu thích văn hóa ẩm thực Nhật những điều mà chúng ta có thể đã hoặc chưa biết, hoặc đơn giản chỉ là muốn hiểu sâu thêm để mỗi khi thưởng thức món ăn mình sẽ có thể cảm nhận sâu sắc hơn sự tinh túy và ý nghĩa của món ăn đó. Trải nghiệm của Linh cho thấy là khi mình hiểu về văn hóa ẩm thực, hay đơn giản hơn là văn hóa bàn ăn, văn hóa trong khi ăn, mình thực sự thấy món ăn đó ngon hơn, đặc biệt hơn. Bài viết này không bàn sâu vào vấn đề văn hóa ẩm thực mà chỉ đề cập đến triết lý nền tảng của ẩm thực Nhật, và Linh muốn nói đến những vấn đề gần gũi hơn trong một căn bếp Nhật, để chúng ta cùng làm quen với những thực phẩm truyền thống phổ biến nhất được sử dụng trong các món ăn Nhật.


1. Triết lý trong nghệ thuật ẩm thực Nhật Bản
Trong tiếng Nhật, từ washoku (和食)được dùng để phân biệt các món ăn Nhật với các món ăn có ảnh hưởng từ nước ngoài – gọi là yoshoku. Triết lý của washoku bao gồm 5 nguyên tắc: 5 màu, 5 vị, 5 phương pháp nấu, 5 giác quan, 5 quy tắc.
* 5 màu sắc (go shiki): để đảm bảo sự cân bằng dinh dưỡng, mỗi bữa ăn cần có đủ 5 màu sắc” trắng, đỏ, vàng, xanh lục và đen (bao gồm những màu sẫm như màu nâu, màu tím).
* 5 vị (go mi): một bữa ăn cần có sự kết hợp hài hòa và cân bằng các vị mặn, chua, ngọt, đắng, và umami để kích thích vị giác và cảm giác ngon miệng. (Umami là cảm giác thứ năm về hương vị mà vị giác nhận biết được. có thể hiểu nôm na đó là cảm giác ngon miệng).
* 5 phương pháp nấu ăn (go hoo): những người nấu ăn được khuyến khích sử dụng các phương pháp nấu ăn khác nhau để chế biến món ăn, bao gồm: hầm, nướng, hấp, rán, luộc, …
* 5 giác quan (go kan): món ăn cần kích thích không chỉ ở vị giác, mà còn cả ở khứu giác, thị giác, thính giác và xúc giác. Trong đo việc trình bày món ăn trên đĩa sao cho thật hài hoà là phần cực kì quan trọng của bữa ăn, và người Nhật có một câu nói nổi tiếng là “ăn bằng mắt”.
* 5 quy tắc (go kan mon): đây có thể gọi là những luật liên quan đến việc thưởng thức món ăn, có bắt nguồn từ đạo Phật của Nhật. Một, chugns ta cần phải kính trọng và biết ơn những công sức của người đã nuôi trồng thực phẩm và chuẩn bị ra món ăn đó. Hai, chúng ta phải làm những việc tốt xứng đáng với việc được hưởng những món ăn đó. Ba, chúng ta phải ngồi vào bàn ăn với một tâm thái bình an. Bốn, chúng ta nên thưởng thức món ăn để nuôi dưỡng tinh thần bên cạnh việc nuỗi dưỡng cơ thể. Năm, chúng ta cần nỗ lực để duy trì trạng thái tinh thần vui vẻ.

2. Những thực phẩm không thể thiếu trong bếp Nhật
* Cá bào (katsuo bushi): đây là thành phần thiết yếu (cùng với rong biển tươi) trong việc nấu nước dùng dash.

* Nấm hương khô (shiitake): hay còn gọi là nấm đông cô, loại tươi cũng phổ biến nhưng loại nấm khô có mùi thơm và vị mạnh hơn, thường được dùng để tăng thêm hương vị cho các món ăn.
* Mù tạt xanh (wasabi): thường để ăn với các món sống.

* Thất vị hương” (shichimi togarashi): gia vị nêm tổng hợp gồm 7 vị khác nhau – hạt tiêu, ớt đỏ, hạt gai, vỏ quýt khô, rong biển, vừng đen và vừng trắng, hạt anh túc (poppy seeds).
* Rong biển tươi (konbu): đây là loại rong biển quan trọng nhất được sử dụng trong nấu các món ăn Nhật, đặc biệt là được sử dụng để làm nước dùng dashi.
* Mì: truyền thống có mì udon (làm từ bột mì trắng, sợi mì dày và tròn hoặc dẹt), soba (làm từ lúa mạch, sợi mì có màu nâu), cha soba (sợi mì có chứa bột trà xanh), somen (làm từ lúa mì, sợi nhỏ, nhưng được sản xuất ở dạng sợi khô).

* Vừng (goma): vừng trắng và vừng đen đều được sử dụng, vừng trắng phổ biến hơn.
* Gừng muối: gari là loại gừng muối có màu hồng nhạt, thường được ăn kèm với sushi. Beni shoga là loại gừng muối có màu đỏ, thường được dùng để trang trí món ăn.
* Mơ muối (umeboshi): những quả mơ muối mặn thường được sắp kèm với một tô cơm trắng.
* Quất Nhật (yuzu): to hơn quả quất một chút nhưng bé hơn quả quít, nước và vỏ loại quả này được dùng như dạng gia vị nêm, mùi thơm rất dễ chịu.
* Xì dầu (shoyu): vừa là một loại nước chấm dùng trực tiếp, vừa dùng để nấu các món ăn hoặc tẩm ướp.
* Miso: có thể hiểu là 1 dạng hỗn hợp lên men của đậu tương và gạo, đây là loại phổ biến nhất. Miso thường được dùng để nấu súp hoặc dùng để ướp các món ăn, làm nước chấm…


* Dấm gạo: giống loại dấm gạo thông thường ở VN.
* Rượu sake: đây là loại thức uống có cồn nổi tiếng và phổ biến nhất ở Nhật. Sake cũng được dùng trong nấu ăn, vừa thêm hương vị, thêm độ sâu cho món ăn, dùng để ướp, và khử mùi thịt cá.
* Mirin: rượu ngọt dùng trong nấu ăn.

( Blogger Linhihi)
Read more…

Tư vấn du học Nhật Bản

03:36 |
Trong quá trình làm tư vấn du học Nhật Bản, chúng tôi nhận thấy nhiều học sinh và phụ huynh có những suy nghĩ sai lệch về việc du học tại Nhật bản nên con đường du học Nhật của con cái họ bị chậm hoặc phải dừng lại một cách rất vô lý. Hoa Sen đã tổng hợp và chỉ ra 6 suy nghĩ sai lầm phổ biến về du học Nhật Bản.


1. Ngay khi sang Nhật có thể học chuyên môn luôn
Ngoại trừ các trường hợp du học sinh sang Nhật nhưng lại học bằng tiếng Anh và một số trường hợp rất ít các bạn đã nắm vững tiếng Nhật khi còn ở Việt nam thì hầu hết đến 90% các du học sinh sang Nhật đều phải trải qua các khóa học dự bị đại học, cao học từ 6 tháng đến 2 năm mới có thể đủ năng lực Nhật ngữ để chuyển tiếp lên học chuyên môn ở các trường Đại học hay Cao đẳng ở Nhật.

Nếu ai đã từng học tiếng Nhật chắc chắn đều hiểu rằng tiếng Nhật rất khó. Trung bình nếu học ở Việt Nam bạn sẽ phải mất đến 1 năm học mới có thể lấy được chứng chỉ tiếng Nhật 3kyu và khoảng 2-3 năm sau để thi được 2kyu.

Để tham gia học tập được ở bậc Đại học hay Cao đẳng tại Nhật, ít nhất bạn cũng phải có trình độ tiếng Nhật tương đương 2kyu. Như vậy bạn sẽ phải mất đến 3-4 năm học liên tục. Đây là rào cản lớn nhất đối với các bạn thực sự có mong muốn đi du học Nhật Bản.

Nhiều bạn gọi điện đến văn phòng Hoa Sen nhờ tư vấn để vào ngay 1 số trường ĐH đào tạo chuyên ngành danh tiếng trong khi chưa hề học qua tiếng Nhật cũng như tìm hiểu qua về du học Nhật Bản. Những trường hợp như vậy Hoa Sen sẽ giải thích và tư vấn cho bạn chọn 1 trường hay học viện ngôn ngữ uy tín, đảm bảo sau 1-2 năm học tiếng bạn sẽ được chuyển tiếp lên ĐH hay CĐ với tỉ lệ thành công cao nhất.


2. Chỉ học giỏi mới nên đi du học Nhật Bản
Trước đây, người Việt nam ta còn nghèo, du học sinh đi Nhật phần lớn là có học bổng toàn phần của chính phủ. Hàng ngàn người tranh cướp nhau 1-2 suất học bổng. Điều này diễn ra trong 1 thời gian dài khiến cho tâm lý mọi người nghĩ rằng du học Nhật bản nói riêng hay du học nói chung chỉ dành cho các bạn học giỏi xuất sắc.

Nhiều khi do được sống gần gia đình và dựa dẫm quá nhiều nên các bạn trẻ chưa thể biểu hiện ra ngoài những thế mạnh và khát vọng bản thân. Cho nên gia đình cứ nghĩ chúng là những đứa trẻ vô dụng, khó mà làm được việc gì. Điều này lại càng gây tâm lý tự tin cho các bạn.
Giáo dục thành công 1 phần là nhờ tạo được môi trường tốt, hỗ trợ mọi điều kiện cho học sinh phát triển mọi mặt của bản thân và giao lưu được với xã hội. Gần đây khi đời sống người dân được nâng cao, nhận thức của các bậc cha mẹ cũng thay đổi. Việc đầu tư cho con em đi du học ở 1 đất nước phát triển như Nhật Bản đang trở nên phổ biến.


3. Du học Nhật Bản chỉ dành cho con nhà giàu
Điều này không hoàn toàn đúng, du học Nhật bản là điểm đến hoàn hảo cho tất cả các đối tượng.
Nếu gia đình bạn có điều kiện, thế thì không còn gì phải nói, bạn đang có những điều kiện tốt nhất để được trải nghiệm và giao lưu với 1 trong những nền kinh tế, văn hóa phát triển nhất thế giới. Tận mắt chứng kiến một Nhật bản thần kỳ.

Nếu gia đình bạn không có nhiều điều kiện, du học Nhật trao cho bạn cơ hội được tự làm việc để chi trả học phí và sinh hoạt phí. Điều này ko dễ gì có được khi bạn đi du học Úc, Châu Âu hay Mỹ. Đối với các bạn ở các vùng quê ở Việt Nam, nơi các bạn đã được trui rèn về tính cần cù, chịu thương chịu khó, việc đi du học Nhật Bản học tập để về VN thay đổi cuộc sống, đóng góp cho xã hội chính là 1 lựa chọn tốt.

Ai cũng muốn con cái mình có 1 tương lai tươi sáng nhất. Cho dù là bỏ 2-300 triệu ra để xin cho con có 1 chỗ làm tốt trong cơ quan nhà nước hay bỏ ra số tiền tương đương để con cái được đi du học.

4. Du học Nhật bản là vất vả
Bất cứ ở đâu nếu bạn muốn thành công và được hạnh phúc, bạn đều phải cố gắng nỗ lực. Không chỉ riêng ở Nhật mà ngay cả các nước Châu Âu, Châu Mỹ hay ở Việt Nam, nếu bạn ko thực sự dành thời gian và công sức cho công việc, bạn ko thể thành công.
Ở VN bạn làm việc từ 8h sáng đến 5h chiều, nhưng ở Nhật người ta làm từ 10h sáng đến 7h tối. Cộng với thời gian đi lại thì 9 hay 10h tối mới về đến nhà là chuyện bình thường.
Theo các cuộc khảo sát đối với nhân viên văn phòng ở Việt nam thì đến 70% số người được khảo sát trả lời rằng mỗi ngày họ dành từ 10-12 tiếng ở công ty (Chưa kể thời gian đi lại). Như vậy khoảng thời gian làm việc của người Việt nam so với của người Nhật ko khác nhau là mấy. Cho nên không thể nói rằng du học Nhật bản là vất vả.

5. Du học Nhật bản ko an toàn
Có nhiều gia đình khi được hỏi ý kiến về việc đi du học Nhật Bản thường ngay lập tức trả lời rằng du học Nhật bản rất nguy hiểm, ko an toàn vì động đất xảy ra triền miên.
Thực tế thì những trận động đất như đợt vừa rồi hàng trăm năm mới xảy ra một lần. Hơn nữa người Nhật đã sống với động đất nhiều năm, họ là những chuyên gia trong việc đối phó với động đất. Nhà cửa và các công trình được thiết kế để chống chọi với những trận động đất lớn. Hệ thống dự báo và báo động luôn hoạt động cực kỳ chính xác.
Tỉ lệ tử vong trung bình vì động đất của Nhật còn thấp hơn so với tỉ lệ tử vong do tai nạn giao thông của Việt nam. Hơn nữa an ninh ở Nhật rất tốt, chỉ số an toàn ở Nhật nằm ở mức cao trên thế giới. Vì thế bạn hãy an tâm khi học tập và làm việc tại Nhật.

6. Du học Nhật bản chưa phổ biến ở Việt Nam
Có suy nghĩ này bởi vì họ chưa thực sự quan tâm đến du học ở Việt Nam. Theo thống kê thì du học Nhật bản phổ biến tại Việt nam chỉ sau du học Úc.
Mỗi năm lại có hàng ngàn du học sinh Việt nam đăng ký học tại các trường, học viện ngôn ngữ, Cao đẳng, đại học và cao học tại Nhật.
Những du học sinh này đang từng ngày lao động miệt mài, hăng say để chứng tỏ cho thế giới biết rằng người Việt nam cho dù ở đâu cũng luôn thông minh nổi trội, cần cù, sáng tạo, sánh vai với bạn bè năm châu.
Read more…

Kinh nghiệm du học Nhật Bản

03:25 |
Các trường đại học Nhật Bản được trang bị rất hoàn hảo từ thư viện, phòng máy tính, phòng nghiên cứu, phòng thí nghiệm đến ký túc xá, nhà ăn, nhà tập thể dục, bể bơi, sân bóng…nhằm phục vụ tốt nhất mục đích học tập, nghiên cứu và nghỉ ngơi của sinh viên. Ví dụ, thư viện được xây dựng khang trang với một kho sách đồ sộ, sinh viên ai cũng có thể mượn sách miễn phí mang về nhà học hoặc học tại thư viện.
1. Cơ s vt cht ca các trường đi hc Nht Bn
Các trường đại học Nhật Bản được trang bị rất hoàn hảo từ thư viện, phòng máy tính, phòng nghiên cứu, phòng thí nghiệm đến ký túc xá, nhà ăn, nhà tập thể dục, bể bơi, sân bóng…nhằm phục vụ tốt nhất mục đích học tập, nghiên cứu và nghỉ ngơi của sinh viên. Ví dụ, thư viện được xây dựng khang trang với một kho sách đồ sộ, sinh viên ai cũng có thể mượn sách miễn phí mang về nhà học hoặc học tại thư viện.
Phòng máy tính cũng được trang bị rất hiện đại, bất cứ ai cũng có thể sử dụng được và nhiều nơi còn cho phép sinh viên sử dụng 24/24. Các phòng ốc của các trường đại học luôn được trang bị đầy đủ hệ thống máy lạnh, lò sưởi làm bạn cảm thấy rất thoải mái trong những ngày đông lạnh giá hoặc ngày hè nóng nực.
Nhà ăn ở trường cũng rất tiện lợi và rẻ. Rất nhiều sinh viên, không nấu ăn ở nhà mà chủ yếu ăn ở nhà ăn. Ngoài ra, ở trường đại học còn có cả hiệu sách, đại lý bán vé tàu, cửa hàng giặt đồ, cửa hàng văn phòng phẩm, máy rút tiền ATM,… rất thuận tiện. Tại nhà tập thể dục thể thao, bể bơi, sân bóng, sinh viên có thể thư giãn sau những giờ phút học tập căng thẳng.
2. Gi hc
Phần lớn các trường đại học Nhật Bản giảng dạy bằng tiếng Nhật. Cả hai lần du học Nhật Bản, tôi cũng học bằng tiếng Nhật. Khi mới đặt chân tới Nhật, tiếng Nhật chưa đủ, việc nghe giảng của tôi đã gặp rất nhiều khó khăn. Sau mỗi giờ học, tôi thường phải mượn vở của những người bạn Nhật, mượn rất nhiều tài liệu tham khảo ở thư viện, về phòng nghiên cứu để vừa tự ôn lại bài giảng, vừa làm bài tập.
Vì vậy, theo tôi, trước khi vào học chính thức tại một trường đại học nào đó, bạn nên cố gắng trang bị càng nhiều tiếng Nhật càng tốt. Ngoài ra, trong các bài giảng của các giáo sư Nhật Bản, bên cạnh sách giáo khoa, sách tham khảo cũng được sử dụng rất nhiều, và khối lượng sinh viên phải tự học cũng rất lớn. Bạn nên tranh thủ đọc càng nhiều sách tham khảo càng tốt. Kết quả học tập mỗi môn học sẽ được đánh giá thông qua điểm thi giữa kỳ, cuối kỳ, report và cả những phát biểu tại những buổi thảo luận.
3Làm thêm
Theo tôi việc làm thêm cũng cần thiết đối với những du học sinh tự túc. Tôi cũng làm thêm nhiều việc như làm tại tiệm ăn Việt Nam, dạy tiếng Việt cho người Nhật, dịch tài liệu,… Tiền thù lao làm thêm tại các tiệm ăn thông thường khoảng 800yên/giờ, bao gồm cả ăn trưa hoặc tối. Những công việc khác như dạy tiếng Việt, dịch thuật thì có mức lương cao hơn nhưng rất khó tìm và không phải khi nào cũng có.
Đi làm thêm giúp tôi kiếm một phần sinh hoạt phí, nhưng làm thêm còn là một cơ hội tốt cho tôi tìm hiểu xã hội, con người Nhật Bản. Tuy nhiên, bên cạnh tôi cũng có một vài người bạn do tập trung quá vào việc làm thêm, bỏ bê việc học hành, dẫn đến một kết quả học tập không tốt. Cũng có một số người làm những công viêc nguy hiểm. Làm thêm như vậy thì không nên. Ở trường đại học, cũng có chỗ giới thiệu công việc làm thêm cho bạn, bạn thử đến đó tham khảo xem sao.
4Hc bng
Ngày nay, số lượng du học sinh ở Nhật Bản ngày một nhiều, vì vậy việc xin học bổng cũng ngày càng khó khăn. Qua bảng thông báo của nhà trường, những cuốn sách hướng dẫn tìm kiếm học bổng cho du học sinh và qua thông tin từ bạn bè, tôi đã lập một danh sách những học bổng mà mình thoả mãn điều kiện dự tuyển, sau đó tôi đã nộp hồ sơ xin học bổng rất nhiều lần. Những học bổng có giá trị cao, đối tượng tuyển rộng rãi (không giới hạn quốc tịch, ngành nghề chắng hạn) là những học bổng rất khó xin.

Sau nhiều lần nộp hồ sơ tôi nhận thấy rằng, thành tích học tập cùng với bộ hồ sơ chuẩn bị thật chu đáo là những yếu tố quan trọng quyết định bạn có được chấp thuận hay không. Bộ hồ sơ xin học bổng thường bao gồm Bảng thành tích học tập, Giấy chứng nhận đã đăng ký cư trú dành cho người nước ngoài, Bản kế hoạch nghiên cứu, kế hoạch học tập… Vì phải tiến hành nộp đơn nhiều lần, nên theo tôi để tiết kiệm thời gian cho mỗi lần nộp đơn bạn nên luôn chuẩn bị sẵn những giấy tờ nêu trên. Ngoài ra, từ thời điểm nộp đơn xin học bổng đến thời điểm được chấp thuận là một khoảng thời gian khá dài, nên bạn cũng cần theo dõi xem tiến trình đến đâu.
5 . Cuc sng  Nht Bn
Ở Nhật Bản, bất cứ cái gì bạn cần đều có thể mua được. Hệ thống những cửa hàng tiện ích mở cửa 24 tiếng một ngày có ở khắp nơi.
Trong suốt thời gian du học, tôi đã sống với một gia đình người Nhật. Nhưng nhiều bạn bè tôi sống trong ký túc của trường. So với nhà thuê ở ngoài, thì ký túc xá chật chội hơi, nhiều trang thiết bị phải sử dụng chung, nhưng tiền nhà ở ký túc xá lại rẻ hơn rất nhiều so với bên ngoài, và ở trong ký túc xá bạn còn có thể kết bạn với nhiều sinh viên người Nhật cũng như sinh viên nước ngoài cùng sống chung ký túc xá. Còn tôi, qua những câu chuyện giao lưu với gia đình người Nhật mà tôi sống chung, không những tôi nâng cao được năng lực tiếng Nhật mà tôi cũng học hỏi được rất nhiều điều về văn hoá, sinh hoạt của người Nhật.
Ở Nhật người ta ít sử dụng xe máy. Hệ thống xe buýt và tàu điện ở Nhật Bản rất phát triển giúp bạn đi tới bất cư nơi đâu bạn muốn trên nước Nhật. Nên bạn chỉ cần mua thêm chiếc xe đạp là tiện lợi nhất. Phần lớn sinh viên ở Nhật sử dụng xe đạp làm phương tiện đi lại.
Vào ngày nghỉ, tôi thường tranh thủ đi thăm các di tích lich sử, danh lam thắng cảnh, chùa chiền hoặc đi dạo tại các trung tâm mua sắm. Vào những đợt nghỉ dài, tôi hay cùng bè bạn đi du lịch đâu đó hoặc đi nghỉ ở suối nước nóng.
6. Mt vài li nhn gi ti các bn có nguyn vng du hc Nht Bn
Ngày nay, cùng với sự phát triển không ngừng của internet, các bạn có thể thu thập được bất cứ thông tin gì về du học Nhật Bản. Tôi mong rằng các bạn sẽ thu thập thật nhiều thông tin về du học Nhật Bản sau đó sẽ đề ra một mục tiêu cụ thể và một kế hoạch du học thật chu đáo.
Chúc các bạn có một chuyến du học Nhật Bản thành công !Nguồn: thongtinvieclam.com.vn (st)
Read more…

Thủ tục tiến hàng du học Nhật Bản

03:15 |
Thủ tục du học Nhật Bản giấy tờ cần có khi đi du học. Thủ tục để bạn có thể được cấp Visa. Chi phí và lệ phí khi làm thủ tục du học Nhật Bản, các câu hỏi thường gặp khi du học Nhật

Hồ sơ bao gồm các giấy tờ sau:

(1) Hộ chiếu
(2) Tờ khai xin cấp Visa (1 tờ)
(3) 01 ảnh 4,5cm x 4,5cm
(4) Giấy chứng nhận đủ tư cách lưu trú tại Nhật
(5) Tài liệu xác nhận chính xác bản thân (01 bản)
+ Trường hợp đi học tiếng, du học: Giấy phép nhập học
+ Trường hợp đi tu nghiệp: Giấy tiếp nhận tu nghiệp...

Ngoài những hồ sơ nêu trên, tùy trường hợp có thể Đại Sứ Quán hoặc Bộ Ngoại Giao sẽ yêu cầu xuất trình thêm giấy tờ khác. Xin lưu ý, trường hợp không xuất trình thêm những giấy tờ được yêu cầu có thể sẽ không được tiếp nhận hồ sơ Visa hoặc chậm cấp Visa.


Thời gian làm việc của bộ phận cấp Visa
(1) Thời gian tiếp nhận hồ sơ: Tất cả các ngày trong tuần từ thứ Hai đến thứ Sáu (trừ những ngày nghỉ lễ của Sứ Quán)
Buổi sáng : từ 8h30 đến 11h30
(2) Thời gian trả kết quả Visa: Tất cả các ngày trong tuần từ thứ Hai đến thứ Sáu (trừ những ngày nghỉ lễ của Sứ Quán)
Buổi chiều : từ 1h30 đến 4h45
Thời gian cần thiết
5 ngày kể từ ngày nộp đơn xin (có trường hợp cần thời gian xem xét nhiều hơn 5 ngày)
Ví dụ: Nộp đơn xin cấp Visa sáng thứ Hai tuần này, trả kết quả vào chiều thứ Hai tuần tiếp theo.
Chi phí - Lệ phí xin Visa
- Visa hiệu lực 1 lần: 480.000 VNĐ
- Visa hiệu lực nhiều lần: 970.000 VNĐ
Tiêu chuẩn cơ bản theo quy định về việc cấp visa
Theo quy định, nếu người xin cấp visa thỏa mãn các yêu cầu dưới đây:
- Người xin visa được xác nhận chính xác là có hộ chiếu còn hạn sử dụng, có quyền và tư cách được trở về nước mình hoặc tái nhập quốc lại nước người đó đang lưu trú.
- Hồ sơ xuất trình xin visa phải đầy đủ, hợp lệ.
- Hoạt động dự định của người xin visa tại Nhật hoặc thân phận, vị trí và thời hạn lưu trú của người xin visa phải phù hợp với tư cách lưu trú và thời hạn lưu trú được quy định tại Luật quản lý xuất nhập cảnh và tị nạn.
Read more…

Thủ tục du học nhật bản

03:08 |

Trường hợp xin visa du học

Quy trình xin nhập học
Quy trình xin nhập học
Các nước OECD tập hợp 30 nước phát triển trong đó chủ yếu là các nước thuộc Châu Âu và các nước như Mỹ, Úc, Hàn Quốc.
Học viên thuộc các nước này hãy liên hệ, thảo luận với trường về vấn đề có cần tham gia kỳ thi viết và phỏng vấn hay không.
Thời hạn nộp đơn
Nhập học tháng 1Nhập học tháng 4Nhập học tháng 7Nhập học tháng 10
Khoảng ngày 20 tháng 9Khoảng ngày 20 tháng 11Khoảng ngày 20 tháng 3Khoảng ngày 20 tháng 5
Tùy mỗi quốc gia, cũng có trường hợp thời hạn nộp đơn kết thúc sớm hai tuần.
Thời hạn nộp đơn cũng sẽ kết thúc khi nhận đủ số lượng học viên, vui lòng liên hệ để biết thêm thông tin.
Thời gian học
ThứLớp sángLớp chiềuTrình độ
Thứ hai~thứ sáu9:00~12:3013:00~16:30Sơ cấp・Trung cấp・Cao cấp
Trường sẽ xếp lớp tùy thuộc vào trình độ
Học phí và các khoản phí khác (yên)
Phí xét tuyển hồ sơ
20,000
 Thời gianPhí nhập họcHọc phíChi phí lặt vặtPhí bảo hiểm※Tổng cộng
Trường
Kofu
6 tháng50,000230,00040,00010,000330,000
1 năm50,000440,00080,00010,000580,000
Trường
Tokyo
6 tháng50,000260,00040,00010,000360,000
1 năm50,000500,00080,00010,000640,000
Tùy mỗi quốc gia, cũng có trường hợp không thể đóng học phí nữa năm, hãy liên hệ để biết thêm thông tin.
※ Học viên nhập học sẽ tham gia bảo hiểm thương tật do trường chỉ định.
Sau khi đến Nhật cũng sẽ tham gia vào chương trình bảo hiểm y tế quốc gia (National Health insurance)
Tài khoản ngân hàng của trường
Trường KofuBank NameHead Office of Yamanashi Chuo Bank
Bank Address1-20-8 Marunouchi Kofu Yamanashi Japan
Account No.1680067
Account NameUnitas Japanese Language School
SWIFTYCHBJPJT
Trường TokyoBank NameTokyo Tomin Bank Nishi Okubo Branch 043
Bank Address1-3-21 Okubo Shinjuku-ku Tokyo Japan
Account No.4067903
Account NameUnitas Inc.
SWIFTTOMIJPJT
Hồ sơ xin nhập học
Tùy thuộc vào hoàn cảnh của người xin nhập học và người bảo lãnh, hồ sơ xin nhập học sẽ khác nhau.
Học viên thuộc các nước OECD (các nước Châu Âu, Mỹ, Úc, Hàn Quốc) cần các hồ sơ như dưới đây.
Học viên các nước khác hãy liên hệ đến trường để biết thêm thông tin.
Tất cả hồ sơ cần được ban hành trong vòng 3 tháng.
Hồ sơ học viên cần chuẩn bị
1 Đơn xin nhập học
2 Sơ yếu lý lịch
3 Bằng tốt nghiệp
4 Bản photo hộ chiếu
5 8 tấm hình (4cm x 3cm)
6 Giấy chứng nhận của trường đang học hay tại công ty đang làm việc
Hồ sơ người bảo lãnh cần chuẩn bị
7 Giấy chứng nhận tài chính
8 Giấy chứng nhận tại công ty đang làm việc
9 Giấy chứng nhận thu nhập mỗi năm
10 Sổ tiết kiệm ngân hàng
Read more…

Giới thiệu trường Trường Kofu

03:02 |


Trường Kofu_Unitas tọa lạc tại thành phố du lịch Kofu thuộc tỉnh Yamanashi. Tỉnh Yamanashi nằm gần Tokyo, đi bằng xe điện đến Tokyo mất khoảng 1 tiếng rưỡi. Tỉnh Yamanashi với thiên nhiên phong phú, điển hình là núi Phú Sĩ, phát triển mạnh về ngành chế biến rượu và đồ trang sức. Ngoài ra, cũng có nhiều suối nước nóng và các điểm tham quan du lịch, vào ngày nghỉ, các bạn nhất định hãy ghé qua.
So với thủ đô Tokyo, thành phố Kofu có vật giá thấp, là thành phố thích hợp cho du học sinh an tâm, tập trung vào việc học. Tại thành phố Kofu có nhiều địa điểm làm thêm luôn tuyển dụng các du học sinh như tại cửa hàng ăn gia đình, quán ăn nhanh, cửa hàng tiện lợi , nhà xưởng.

Trường Unitas tổ chức các buổi giải thích hướng dẫn thông tin, hay các cuộc tư vấn cá nhân với các học viên có nguyện vọng học lên đại học tại Nhật. Song song đó, trường cũng sẽ hỗ trợ toàn diện trong các buớc như hướng dẫn làm hồ sơ nhập học vào trường mong muốn, hướng dẫn viết luận văn, và hướng dẫn chuẩn bị cho kỳ thi phỏng vấn.
 
 
 
 
 
Trường tiếng Nhật Unitas có thể tiến cử học viên vào các trường đại học dưới đây.
Các học viên trong quá trình học tập tại trường có thành tích tốt, tham gia đầy đủ khóa học có thể được tiến cử vào đại học không cần qua kì thi hoặc chỉ viết luận văn và phỏng vấn
Đại học Teikyo(thủ đô Tokyo)    Đại học Teikyo Heisei(tỉnh Chiba)
Cao đẳng Teikyo(thủ đô Tokyo)    Đại học Yamanashi Eiwa(tỉnh Yamanashi)
Đại học Yamanashi Gakuin(tỉnh Yamanashi)    Các trường chuyên ngành khác
Read more…

About

21:56 |

KYODAI được sáng lập bởi những người có kinh nghiệm du học Nhật Bản và hiểu về văn hoá Nhật Bản.
Chúng tôi sẵn sàng chia sẻ chân thực , toàn diện thông tin về Nhật Bản từ đó tư vấn và định hướng con đường phù hợp với bạn.

KYODAI tâm niệm rằng du học là hành trình trải nghiệm môi trường giáo dục mới, mở rộng tầm nhìn và phát huy khả năng, cá tính tiểm ẩn của bản thân.

Nhật Bản và Việt Nam có sự tương đồng về văn hóa và quan hệ hai nước đang bước vào giai đoạn phát triển đỉnh cao, do đó du học Nhật bản mở ra những cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn trong tương lai.

Với đội ngũ chuyên viên có bề dày kinh nghiệm - trải nghiệm thực tế, KYODAI luôn giúp bạn có lựa chọn đúng đắn.


Read more…

Contat

21:50 |

1. Hà Nội

Tầng 6, 349 Hoàng Quốc Việt Cầu Giấy, Hà Nội
Tel: (+84) 4 3748 1779
Email: contact@kyodai.vn

2. Đã Nẵng
41 Lê Đình Lý, Quận Thanh Khê, Tp Đà Nẵng
Tel: (+84) 936 848 934

3. Japan
202 2-19-4 Aobadai, Aoba, Yokohama Kanagawa, Japan
Zip.227 – 0062
Tel: (+81) 8 034 306 903
Email: contact@kyodai.vn
Read more…

Giới thiệu trường Asahikawa Welfare Professional School

10:50 |
ASAHIKAWA WELFARE PROFESSIONAL SCHOOL được thành lập năm 1975. Sự ra đời của trường  đã đáp ứng phần nào nhu cầu nhân lực trình độ cao mà xã hội yêu cầu như hiện nay. Từ khi thành lập, trường đã có 4016 sinh viên tốt nghiệp.



ASAHIKAWA WELFARE PROFESSIONAL SCHOOL

Từ năm 1989 - 1994, trường bắt đầu chấp nhận sinh viên từ Suwon, Hàn Quốc. Và từ năm 2009, khi chính quyền thành phố Hagashikawa tài trợ cho các "Khóa học tiếng Nhật ngắn hạn" và một vài các hoạt động khác, trường đã tiếp nhận 450 sinh viên từ khu vực Đông Nam Á.
Theo "Chương trình 300.000 sinh viên nước ngoài" - một phần trong chiến lược hỗ trợ phát triển của chính phủ Nhật Bản, Asahikawa Welfare Professional  School đã mở "Khóa học  đào tạo nâng cao tiếng Nhật".  Mục tiêu của khóa học này là nâng cao năng lực tiếng Nhật thông qua trải nghiệm văn hóa.  Sau khi tốt nghiệp, các du học sinh có thể đỗ kì thi năng lực tiếng Nhật JLPT (N1, N2), cộng thêm những hiểu biết về văn hóa.  Điều này sẽ giúp ích cho công việc tương lai đối với các bạn có mong muốn đi làm hoặc với những bạn có nguyện vọng học lên cao hơn như thạc sĩ, tiến sĩ.
Khi học tập tại trường, các du học sinh sẽ nhận được rất nhiều hỗ trợ từ chính quyền thành phố Hagashikawa cũng như Hiệp hội giao lưu văn hóa Nhật Bản - Đông Nam Á của thành phố Hagashikawa.

1.2 Chương trình học

chương trình học tai ASAHIKAWA WELFARE PROFESSIONAL SCHOOL

chương trình học tai ASAHIKAWA WELFARE PROFESSIONAL SCHOOLChương trình học

2. MÔI TRƯỜNG HỌC TẬP VÀ NGHIÊN CỨU

2.1. Cơ sở vật chất


 ASAHIKAWA WELFARE PROFESSIONAL SCHOOL
Asahikawa Welfare Professional School
 ASAHIKAWA WELFARE PROFESSIONAL SCHOOL
 lễ nhập học tại ASAHIKAWA WELFARE PROFESSIONAL SCHOOL
Lễ nhập học
Phòng máy tính  tại ASAHIKAWA WELFARE PROFESSIONAL SCHOOL
Phòng máy tính
Phòng thí nghiệm  tại ASAHIKAWA WELFARE PROFESSIONAL SCHOOL
Phòng thí nghiệm
Phòng piano tại ASAHIKAWA WELFARE PROFESSIONAL SCHOOL
Phòng piano
Khu vực giảng đường ASAHIKAWA WELFARE PROFESSIONAL SCHOOL
Khu vực giảng đường
ASAHIKAWA WELFARE PROFESSIONAL SCHOOL
ký túc xá ASAHIKAWA WELFARE PROFESSIONAL SCHOOL
 Ký túc xá
ký túc xá tại ASAHIKAWA WELFARE PROFESSIONAL SCHOOL

phòng sinh hoạt chung ký túc xá ASAHIKAWA WELFARE PROFESSIONAL SCHOOL
 Phòng sinh hoạt chung của Ký túc xá
phòng ăn ký túc xá ASAHIKAWA WELFARE PROFESSIONAL SCHOOL
 Phòng ăn
Khu giặt đồ chung ký túc xá ASAHIKAWA WELFARE PROFESSIONAL SCHOOL
Khu giặt đồ chung
Bữa ăn được chuẩn bị tại ASAHIKAWA WELFARE PROFESSIONAL SCHOOL
Một bữa ăn được chuẩn bị tại trường


2.2. Các hoạt động ngoại khóa

Giờ học làm gốm tại  ASAHIKAWA WELFARE PROFESSIONAL SCHOOL
Học làm gốm
Hoạt đông ngoại khóa tại ASAHIKAWA WELFARE PROFESSIONAL SCHOOL
Chơi bóng rổ
Hoạt đông ngoại khóa tại ASAHIKAWA WELFARE PROFESSIONAL SCHOOL
Đi thăm chim cánh cụt tại sở thú Asahiyama
Hoạt đông ngoại khóa tại ASAHIKAWA WELFARE PROFESSIONAL SCHOOL
Hoạt đông ngoại khóa tại ASAHIKAWA WELFARE PROFESSIONAL SCHOOL
Hoạt đông ngoại khóa tại ASAHIKAWA WELFARE PROFESSIONAL SCHOOL



Hoạt đông ngoại khóa tại ASAHIKAWA WELFARE PROFESSIONAL SCHOOL
Hoạt đông ngoại khóa tại ASAHIKAWA WELFARE PROFESSIONAL SCHOOL
Sinh viên đi dã ngoại, tham gia các lễ hội, các chương trình giao lưu giữa các trường 


3. Học bổng

Học bổng Toàn phần trong 3 tháng “Vừa học tiếng Nhật vừa trải nghiệm văn hóa” tại Asahikawa Welfare Professional School, Hokkaido
Nội dung học bổng
+ Địa điểm: Khoa tiếng Nhật, trường Asahikawa Welfare Special School, Shinkadai, Higashikawa‐cho, Kamikawa‐gun, Hokkaido
+ Thời gian: 3 tháng (16/9/2014 - 15/12/2014)
+ Học phí: Miễn phí 100%
+ Sinh hoạt phí: Được hỗ trợ 43.000 Yên/tháng
Bữa sáng và tối được chuẩn bị miễn phí tại Ký túc xá. Bữa trưa do học sinh tự chi trả.
+ Nơi ở: Miễn phí (Kí túc xá của nhà trường, 2 người/phòng)
+ Vé máy bay khứ hồi: Miễn phí 100% (Tối đa 1000 USD/người)
Sẽ mua vé trước tại Việt Nam và nhà trường sẽ thanh toán sau khi tới Nhật.
Read more…